[Tài liệu môn toán 12] Tìm điều kiện tham số m để hàm số đơn điệu trên R hoặc trên khoảng con của R

Tìm điều kiện tham số m để hàm số đơn điệu trên R hoặc trên khoảng con của R

1. Tổng quan về bài học:

Bài học này tập trung vào việc tìm điều kiện của tham số m để một hàm số cho trước đơn điệu trên toàn bộ tập số thực R hoặc trên một khoảng con của R. Đây là một chủ đề quan trọng trong chương trình Toán học lớp 12, liên quan đến việc ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Mục tiêu chính của bài học là trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để xác định khoảng đơn điệu của hàm số và tìm điều kiện của tham số m đảm bảo tính đơn điệu đó. Học sinh sẽ được làm quen với các phương pháp giải quyết bài toán này, từ việc tính đạo hàm, giải bất phương trình cho đến việc phân tích và kết luận cuối cùng.

2. Kiến thức và kỹ năng:

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Nắm vững khái niệm về hàm số đơn điệu (đồng biến, nghịch biến) trên một khoảng. Hiểu rõ mối liên hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm. Thành thạo kỹ năng tính đạo hàm của các hàm số cơ bản và hàm hợp. Bao gồm các hàm đa thức, hàm lượng giác, hàm mũ, hàm logarit và các tổ hợp của chúng. Có khả năng giải các bất phương trình bậc nhất, bậc hai và bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Đây là các kỹ năng cần thiết để xác định dấu của đạo hàm. Nắm vững phương pháp tìm điều kiện của tham số m để hàm số đơn điệu trên R hoặc trên một khoảng con của R. Bao gồm việc thiết lập bất phương trình và giải bất phương trình đó. Phân tích và trình bày lời giải một cách logic, chính xác và khoa học. Biết cách kết luận cuối cùng một cách rõ ràng và đầy đủ. 3. Phương pháp tiếp cận:

Bài học được tổ chức theo phương pháp từ tổng quát đến cụ thể. Đầu tiên, bài học sẽ nhắc lại lý thuyết về hàm số đơn điệu và mối liên hệ với đạo hàm. Sau đó, bài học sẽ trình bày các ví dụ minh họa với độ khó tăng dần, từ các bài toán đơn giản đến các bài toán phức tạp hơn, đòi hỏi sự kết hợp nhiều kỹ năng. Mỗi ví dụ sẽ được giải chi tiết, hướng dẫn từng bước để học sinh dễ dàng nắm bắt. Ngoài ra, bài học cũng sẽ cung cấp một số bài tập tự luyện với các mức độ khác nhau để học sinh tự kiểm tra và củng cố kiến thức. Phương pháp giải quyết bài toán sẽ được nhấn mạnh, giúp học sinh hình thành tư duy giải toán khoa học và hiệu quả.

4. Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về việc tìm điều kiện tham số m để hàm số đơn điệu có nhiều ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực như:

Mô hình hóa hiện tượng: Trong nhiều mô hình toán học mô tả các hiện tượng thực tế, tính đơn điệu của hàm số đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và dự đoán xu hướng. Ví dụ, trong kinh tế học, hàm cầu và hàm cung thường được mô tả bằng các hàm số, và việc xác định khoảng đơn điệu của chúng giúp hiểu rõ hơn về sự biến động của giá cả và lượng hàng hóa.
Tối ưu hóa: Việc tìm điều kiện để hàm số đơn điệu giúp tìm được các điểm cực trị của hàm số, từ đó tìm được giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của hàm số trên một khoảng xác định. Điều này rất hữu ích trong các bài toán tối ưu hóa trong kỹ thuật, kinh tế, v.v.
Xác định tính chất của đồ thị hàm số: Việc biết được khoảng đơn điệu của hàm số giúp vẽ đồ thị hàm số chính xác hơn và dễ dàng hơn.

5. Kết nối với chương trình học:

Bài học này có mối liên hệ chặt chẽ với các bài học khác trong chương trình Toán học lớp 12, cụ thể là:

Đạo hàm: Bài học này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về đạo hàm của các hàm số cơ bản và hàm hợp. Khảo sát hàm số: Kiến thức về tính đơn điệu là một phần quan trọng trong việc khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Ứng dụng của đạo hàm: Bài học này là một ứng dụng cụ thể của đạo hàm trong việc giải quyết bài toán thực tiễn. 6. Hướng dẫn học tập:

Để học tập hiệu quả bài học này, học sinh nên:

Xem lại kiến thức về đạo hàm và hàm số đơn điệu. Đảm bảo nắm vững các khái niệm và công thức cơ bản.
Làm nhiều bài tập. Càng làm nhiều bài tập, học sinh càng nắm vững phương pháp giải và tự tin hơn trong việc giải quyết các bài toán phức tạp.
Tìm hiểu thêm các ví dụ và bài tập từ các nguồn khác nhau. Điều này giúp mở rộng kiến thức và hiểu sâu hơn về chủ đề.
Hỏi giáo viên hoặc bạn bè nếu gặp khó khăn. Đừng ngại đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc.
Ôn tập thường xuyên. Việc ôn tập thường xuyên giúp củng cố kiến thức và nhớ lâu hơn.

Từ khóa: Hàm số đơn điệu, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đạo hàm, điều kiện đơn điệu, tham số m, bất phương trình, khoảng đơn điệu, khảo sát hàm số, ứng dụng đạo hàm, toán lớp 12, cực trị, đồ thị hàm số, tìm m để hàm số đơn điệu, điều kiện đủ, điều kiện cần, giải bất phương trình, phương trình đạo hàm, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai, hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số logarit, hàm số hợp, tính đơn điệu trên R, tính đơn điệu trên khoảng, bài tập hàm số đơn điệu, ví dụ hàm số đơn điệu, lý thuyết hàm số đơn điệu.

Ta xét dạng toán tìm điều kiện của tham số $m$ để hàm số đơn điệu trên $R$ hoặc trên khoảng con của $R.$


Lý thuyết:
Cho hàm số $y = f\left( {x,m} \right)$ với $m$ là tham số xác định trên một khoảng $I.$
a. Hàm số đồng biến trên $I$ $ \Leftrightarrow y’ \ge 0, \forall x \in I$ và $y’ = 0$ chỉ xảy ra tại hữu hạn điểm.
b. Hàm số nghịch biến trên $I$ $ \Leftrightarrow y’ \le 0, \forall x \in I$ và $y’ = 0$ chỉ xảy ra tại hữu hạn điểm.
Chú ý: Để xét dấu của $y’$ ta thường sử dụng phương pháp hàm số hay định lý về dấu của tam thức bậc hai như sau:
Cho tam thức bậc hai: $g\left( x \right) = a{x^2} + bx + c, \left( {a \ne 0} \right).$
a. Nếu $\Delta < 0$ thì $g(x)$ luôn cùng dấu với $a.$
b. Nếu $\Delta = 0$ thì $g(x)$ luôn cùng dấu với $a$ (trừ $x = – \frac{b}{{2a}}$).
c. Nếu $\Delta > 0$ thì phương trình $g\left( x \right) = 0$ luôn có hai nghiệm phân biệt, khi đó dấu của $g(x)$ trong khoảng hai nghiệm thì khác dấu với hệ số $a$, ngoài khoảng hai nghiệm thì cùng dấu với hệ số $a.$
Các bước cơ bản để giải bài toán tìm giá trị của tham số để hàm số đơn điệu trên một khoảng xác định:
+ Bước 1: Tìm miền xác định.
+ Bước 2: Tìm đạo hàm.
+ Bước 3: Áp dụng lý thuyết vửa nhắc ở trên.


Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1
: Tìm tham số $m$ để hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} + (m + 1){x^2} – (m + 1)x + 1$ đồng biến trên tập xác định.
Phân tích: Khi xét hàm số bậc ba:
1. Luôn đồng biến hoặc nghịch biến ($y’ = 0$ vô nghiệm hoặc có nghiệm kép), đồng biến khi $a > 0$ và ngược lại.
2. Có $2$ khoảng đồng biến, một khoảng nghịch biến ($y’ = 0$ có hai nghiệm phân biệt và có hệ số $a > 0$) và ngược lại.
Lời giải:
Xét hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} + (m + 1){x^2} – (m + 1)x + 1$ có $y’ = {x^2} + 2\left( {m + 1} \right)x – \left( {m + 1} \right).$
Do hệ số $a = \frac{1}{3} > 0$ nên để hàm số đã cho đồng biến trên tập xác định thì phương trình $y’ = 0$ vô nghiệm hoặc có nghiệm kép.
$ \Leftrightarrow \Delta’ \le 0 \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} + \left( {m + 1} \right) \le 0$ $ \Leftrightarrow – 1 \le m + 1 \le 0$ $ \Leftrightarrow – 2 \le m \le – 1.$


Ví dụ 2: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = 2{\sin ^3}x – 3{\sin ^2}x + m\sin x$ đồng biến trên $\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)$.
Phân tích:
Ta có thể biết được $\left( {0;1} \right)$ nằm ngoài khoảng hai nghiệm thì hàm số đồng biến bởi $y’$ là một tam thức bậc hai có hệ số $a = 6 > 0$, do vậy dựa trên cách xét dấu tam thức bậc hai đã học ở lớp 10 thì:
1. Nếu $\Delta < 0$ thì dấu của tam thức cùng dấu với hệ số $a$, tức là lớn hơn $0$, tức là luôn đồng biến.
2. Nếu phương trình $y’ = 0$ có hai nghiệm phân biệt ${x_1}; {x_2}$ thì trong khoảng hai nghiệm hàm số sẽ khác dấu với hệ số $a$, và ngoài khoảng hai nghiệm thì hám số sẽ cùng dấu với hệ số $a.$
Lời giải:
Do hàm số $t = \sin x$ đồng biến trên $\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)$ nên đặt $t = \sin x$; $t \in \left( {0;1} \right)$.
Để hàm số đồng biến trên $\left( {0;\frac{\pi }{2}} \right)$ thì hàm số $y = f\left( t \right)$ phải đồng biến trên $\left( {0;1} \right)$ $ \Leftrightarrow $ phương trình $y’ = 0$ hoặc là vô nghiệm, có nghiệm kép $(1)$; hoặc là có $2$ nghiệm ${x_1} < {x_2}$ thỏa mãn $\left[ \begin{array}{l}
{x_1} < {x_2} < 0 < 1\\
0 < 1 < {x_1} < {x_2}
\end{array} \right.\left( 2 \right).$
Trường hợp $(1)$: Phương trình $y’ = 0$ vô nghiệm hoặc có nghiệm kép $ \Leftrightarrow \Delta’ \le 0 \Leftrightarrow 9 – 6m \le 0$ $ \Leftrightarrow m \ge \frac{3}{2}.$
Trường hợp $(2)$: Thỏa mãn $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\Delta’ > 0\\
{x_1}.{x_2} > 0\\
{x_1} + {x_2} < 0
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
\Delta’ > 0\\
\left( {{x_1} – 1} \right)\left( {{x_2} – 1} \right) > 0\\
\frac{{{x_1} + {x_2}}}{2} > 1
\end{array} \right.
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m < \frac{3}{2}\\
\frac{m}{6} > 0\\
1 < 0
\end{array} \right.\\
\left\{ \begin{array}{l}
m < \frac{3}{2}\\
\frac{m}{6} – 1 + 1 > 0\\
\frac{1}{2} > 1
\end{array} \right.
\end{array} \right.$ (loại).


Ví dụ 3: Trong tất cả các giá trị của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} + m{x^2} – mx – m$ đồng biến trên $R$, giá trị nhỏ nhất của $m$ là?
Phân tích: Đây là hàm bậc ba, ta xét $y’ \ge 0, \forall x \in R$, dấu bằng xảy ra tại hữu hạn điểm để tìm giá trị nhỏ nhất của $m.$
Lời giải: Ta có $y’ = {x^2} + 2mx – m$. Để hàm số đã cho luôn đồng biến trên $R$ thì $\Delta’ \le 0$ với mọi $m$ $ \Leftrightarrow {m^2} + m \le 0$ $ \Leftrightarrow – 1 \le m \le 0$. Vậy giá trị nhỏ nhất của $m$ thỏa mãn là $m = -1$.
[ads]
Ví dụ 4: Điều kiện cần và đủ để hàm số $y = \frac{{mx + 5}}{{x + 1}}$ đồng biến trên từng khoảng xác định là?
Phân tích: Hàm số bậc nhất trên bậc nhất có dạng $y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}$ có đạo hàm $y’ = \frac{{ad – bc}}{{{{\left( {cx + d} \right)}^2}}}$ luôn đơn điệu trên từng khoảng xác định (chứ không phải trên tập xác định).
Đồng biến trên từng khoảng xác định khi $ad – bc > 0$, nghịch biến trên từng khoảng xác định khi $ad – bc < 0.$
Lời giải: Ta có $y’ = \frac{{m – 5}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}$. Để hàm số đã cho luôn đồng biến trên từng khoảng xác định thì $m – 5 > 0 \Leftrightarrow m > 5.$


Ví dụ 5: Cho hàm số $y = \frac{{mx + 2 – 2m}}{{x + m}} (1)$ ($m$ là tham số). Tìm $m$ để hàm số $(1)$ đồng biến trên từng khoảng xác định.
Phân tích: Một bài toán về hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất nhưng có tham số ở mẫu. Nếu bài toán hỏi “Tìm $m$ để hàm số $(1)$ nghịch biến (hoặc đồng biến) trên một khoảng $\left( {a;b} \right)$ nhất định thì bài toán phải thêm điều kiện, tuy nhiên ở đây ta có thể giải đơn giản như sau:
Lời giải: Điều kiện $x \ne – m.$
Ta có $y’ = \frac{{{m^2} + 2m – 2}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}$. Để hàm số đã cho đồng biến trên từng khoảng xác định thì:
${m^2} + 2m – 2 > 0$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m > – 1 + \sqrt 3 \\
m < – 1 – \sqrt 3
\end{array} \right.$
Ví dụ 6: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $y = \frac{{x + 2 – 2m}}{{x + m}}$ đồng biến trên $\left( { – 1;2} \right)$.
Phân tích: Hàm số đơn điệu trên khoảng nào thì phải xác định trên khoảng đó. Do vậy ở đây cần có điều kiện cho $ – m \notin \left( { – 1;2} \right)$.
Lời giải: Để hàm số đã cho đồng biến trên $\left( { – 1;2} \right)$ thì $y’ > 0$ với mọi $x \in \left( { – 1;2} \right).$
$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m – \left( {2 – 2m} \right) > 0\\
– m \notin \left( { – 1;2} \right)
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3m – 2 > 0\\
\left[ \begin{array}{l}
m \ge 1\\
m \le – 2
\end{array} \right.
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m > \frac{2}{3}\\
\left[ \begin{array}{l}
m \ge 1\\
m \le – 2
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \ge 1.$
Chú ý: Phải có điều kiện $-m$ nằm ngoài khoảng $\left( { – 1;2} \right)$ bởi nếu $-m$ nằm trong khoảng $\left( { – 1;2} \right)$ thì hàm số bị gián đoạn trên $\left( { – 1;2} \right)$. Tức là không thể đồng biến trên $\left( { – 1;2} \right)$ được.


Ví dụ 7: Cho hàm số $y = \frac{{mx + 2m – 3}}{{x – m}}$ ($m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của $m$ sao cho hàm số nghịch biến trên khoảng $(2; + \infty )$.
Lời giải:
Tập xác định $D = R\backslash \left\{ m \right\}.$
Ta có: $y’ = \frac{{ – {m^2} – 2m + 3}}{{{{\left( {x – m} \right)}^2}}}.$
Hàm số $y = \frac{{mx + 2m – 3}}{{x – m}}$ nghịch biến trên khoảng $(2; + \infty )$ khi và chỉ khi:
$\left\{ \begin{array}{l}
y’ < 0\\
m \notin \left( {2; + \infty } \right)
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
– {m^2} – 2m + 3 < 0\\
m \le 2
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left[ \begin{array}{l}
m > 1\\
m < – 3
\end{array} \right.\\
m \le 2
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
1 < m \le 2\\
m < – 3
\end{array} \right.$
Phân tích: Ở đây nhiều đọc giả không xét điều kiện để hàm số luôn xác định trên $(2; + \infty )$ là sai.


Ví dụ 8: Cho hàm số $y = x – \sqrt {{x^2} – x + a} $. Tìm tham số thực $a$ để hàm số luôn nghịch biến trên $R.$
Phân tích: Ở đây để hàm số nghịch biến trên $R$ thì phải xác định trên $R.$ Do vậy ta phải tìm điều kiện để căn thức luôn xác định với mọi số thực $x.$
Lời giải:
Để hàm số xác định với mọi $x \in R \Leftrightarrow {x^2} – x + a \ge 0$, $\forall x \in R$ $ \Leftrightarrow \Delta \le 0 \Leftrightarrow 1 – 4a \le 0$ $ \Leftrightarrow a \ge \frac{1}{4}$.
Với $a \ge \frac{1}{4}$ thì:
Tính đạo hàm $y’ = 1 – \frac{{2x – 1}}{{2\sqrt {{x^2} – x + a} }}.$
Hàm số đã cho luôn nghịch biến trên $R$ $ \Leftrightarrow y’ \le 0,\forall x \in R.$ Dấu bằng xảy ra tại hữu hạn điểm
$ \Leftrightarrow 1 – \frac{{2x – 1}}{{2\sqrt {{x^2} – x + a} }} \le 0$ $ \Leftrightarrow \frac{{2x – 1}}{{2\sqrt {{x^2} – x + a} }} \ge 1$ $ \Leftrightarrow 2x – 1 \ge 2\sqrt {{x^2} – x + a} $ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \frac{1}{2}\\
1 \ge 4a
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \frac{1}{2}\\
a \le \frac{1}{4}
\end{array} \right.$
Kết hợp với điều kiện để hàm số xác định với mọi số thực $x$ thì ta thấy không có giá trị nào của $a$ thỏa mãn.
Kết quả: Sau bài toán trên ta thấy, với các bài toán hàm căn thức thì nếu đề bài yêu cầu tìm điều kiện của tham số để hàm số đơn điệu trên $R$ hoặc trên khoảng $I$ nào đó, thì ta cần tìm điều kiện để hàm số luôn xác định trên $R$ hoặc trên khoảng $I$ đó.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 12

Môn Vật lí Lớp 12

Môn Sinh học Lớp 12

Môn Hóa học Lớp 12

Môn Tiếng Anh Lớp 12

  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Bright
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 English Discovery
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Friends Global
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Global Success
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Global Success - Kết nối tri thức
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery - Cánh buồm
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global - Chân trời sáng tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 english Discovery
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm