[Tài liệu môn toán 12] Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức

1. Tổng quan về bài học:

Bài học này tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức. Hàm đa thức là một trong những loại hàm số cơ bản và quan trọng trong toán học, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiểu rõ cách khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm đa thức là nền tảng giúp học sinh giải quyết các bài toán liên quan đến cực trị, điểm uốn, tiệm cận và ứng dụng thực tiễn của chúng. Mục tiêu chính của bài học là trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng cần thiết để: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến thiên của hàm đa thức, tìm các điểm đặc biệt trên đồ thị (cực trị, điểm uốn), vẽ đồ thị chính xác và giải quyết các bài toán ứng dụng liên quan.

2. Kiến thức và kỹ năng:

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ có khả năng:

Xác định bậc của hàm đa thức: Nhận biết và phân loại hàm đa thức theo bậc. Tìm đạo hàm của hàm đa thức: Áp dụng quy tắc đạo hàm để tìm đạo hàm cấp một và cấp hai của hàm đa thức. Khảo sát sự biến thiên của hàm đa thức: Xác định khoảng đồng biến, nghịch biến, cực trị (cực đại, cực tiểu) của hàm số. Tìm điểm uốn của hàm đa thức: Xác định các điểm uốn trên đồ thị hàm số. Xác định tiệm cận (nếu có): Xác định tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của hàm số (đối với hàm đa thức, tiệm cận thường chỉ xuất hiện ở dạng hàm hữu tỉ). Vẽ đồ thị hàm đa thức: Vẽ đồ thị hàm số dựa trên các thông tin đã khảo sát được (khoảng đồng biến, nghịch biến, cực trị, điểm uốn...). Giải các bài toán ứng dụng: Áp dụng kiến thức về sự biến thiên và đồ thị hàm đa thức để giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan đến tối ưu hóa, mô hình hóa hiện tượng... 3. Phương pháp tiếp cận:

Bài học được tổ chức theo phương pháp tích hợp lý thuyết và thực hành. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc ôn tập lại các kiến thức cơ bản về đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm trong khảo sát hàm số. Sau đó, bài học sẽ trình bày chi tiết các bước khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm đa thức thông qua các ví dụ minh họa cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh sẽ được hướng dẫn từng bước, từ việc tìm đạo hàm, lập bảng biến thiên cho đến việc vẽ đồ thị hàm số. Ngoài ra, bài học sẽ bao gồm các bài tập thực hành đa dạng, giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng đã học. Phương pháp giải quyết bài toán sẽ được trình bày rõ ràng, logic và dễ hiểu.

4. Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm đa thức có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tiễn, bao gồm:

Kỹ thuật: Mô hình hóa các quá trình kỹ thuật, thiết kế hệ thống tối ưu.
Kinh tế: Phân tích xu hướng thị trường, dự báo kinh tế.
Vật lý: Mô hình hóa chuyển động, nghiên cứu hiện tượng vật lý.
Hóa học: Nghiên cứu phản ứng hóa học, xác định nồng độ chất.
Sinh học: Mô hình hóa sự phát triển của quần thể, nghiên cứu quá trình sinh học.

5. Kết nối với chương trình học:

Bài học này có sự liên kết chặt chẽ với các bài học khác trong chương trình toán học lớp 12, đặc biệt là:

Đạo hàm: Bài học này dựa trên kiến thức về đạo hàm và ứng dụng của đạo hàm. Giới hạn: Hiểu về giới hạn là nền tảng để tìm tiệm cận của hàm số. Ứng dụng của đạo hàm: Bài học này là một ứng dụng quan trọng của đạo hàm trong việc khảo sát hàm số. Tích phân: Việc tính diện tích hình phẳng liên quan đến đồ thị hàm số sẽ được học sau trong chương trình tích phân. 6. Hướng dẫn học tập:

Để đạt hiệu quả học tập cao nhất, học sinh nên:

Chuẩn bị kiến thức trước bài học: Ôn lại kiến thức về đạo hàm và các ứng dụng của đạo hàm. Chủ động tham gia các hoạt động trong lớp: Tích cực đặt câu hỏi, thảo luận và giải bài tập cùng thầy cô và bạn bè. Làm bài tập đầy đủ: Thực hành nhiều bài tập khác nhau để củng cố kiến thức và kỹ năng. Tìm hiểu thêm tài liệu: Tham khảo thêm sách giáo khoa, sách tham khảo và các nguồn tài liệu trực tuyến khác. Sử dụng công cụ hỗ trợ: Sử dụng máy tính hoặc phần mềm để vẽ đồ thị hàm số và kiểm tra kết quả. Phân bổ thời gian hợp lý: Học tập đều đặn và dành thời gian ôn tập kiến thức thường xuyên. Keywords: Khảo sát hàm số, hàm đa thức, đạo hàm, đạo hàm cấp một, đạo hàm cấp hai, cực trị, cực đại, cực tiểu, điểm uốn, tiệm cận, tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, đồng biến, nghịch biến, bảng biến thiên, vẽ đồ thị, ứng dụng hàm đa thức, bài tập hàm đa thức, toán lớp 12, hàm số bậc ba, hàm số bậc bốn, hàm số bậc n, phương trình bậc ba, phương trình bậc bốn, mô hình toán học, tối ưu hóa, phân tích dữ liệu, giải toán, ôn tập toán, học toán, toán cao cấp, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, đề kiểm tra, kiểm tra học kỳ, ôn thi tốt nghiệp.

Bài viết hướng dẫn phương pháp khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức thường gặp trong chương trình Giải tích 12: hàm số bậc ba và hàm số trùng phương.


A. TÓM TẮT SÁCH GIÁO KHOA
CÁC BƯỚC KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA MỘT HÀM SỐ
1. Tìm tập xác định của hàm số.
2. Khảo sát sự biến thiên của hàm số.
a.
+ Tìm các giới hạn của hàm số: giới hạn tại vô cực và giới hạn vô cực.
+ Tìm các tiệm cận của đồ thị.
b. Lập bảng biến thiên của hàm số:
+ Tìm đạo hàm $y’$ của hàm số.
+ Xét dấu $y’.$ Từ đó suy ra chiều biến thiên và tìm cực trị của hàm số.
+ Ghi các kết quả vào bảng biến thiên.
3.
+ Tìm điểm uốn của đồ thị hàm số (đối với hàm đa thức).
+ Tìm đạo hàm $y”$. Xét dấu $y”$, từ đó suy ra điểm uốn của đồ thị hàm số.
4. Vẽ đồ thị của hàm số:
+ Vẽ các đường tiệm cận của đồ thị (nếu có).
+ Tìm các điểm đặc biệt của đồ thị (giao điểm của đồ thị với các trục toạ độ …).
+ Vẽ đồ thị của hàm số.
+ Nhận xét về đồ thị: chỉ ra trục hay tâm đối xứng của đồ thị.


B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN
Vấn đề 1: Khảo sát hàm số bậc ba $y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d$ $(a \ne 0).$
1. PHƯƠNG PHÁP:
1. Tập xác định: $D = R.$
2. Khảo sát sự biến thiên
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = \pm \infty $ khi $a > 0$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = \mp \infty $ khi $a < 0.$
$y’ = 3a{x^2} + 2bx + c$ có $\Delta ‘ = {b^2} – 3ac.$
$\Delta’ > 0 \Leftrightarrow $ Hàm số có hai cực trị.
$\Delta’ \le 0 \Leftrightarrow $ Hàm số không có cực trị.
Lập bảng biến thiên: Có 6 dạng bảng biến thiên sau:
$y’ = 0$ có $2$ nghiệm phân biệt và $a > 0$ (đồ thị dạng 1).



$y’ = 0$ có $2$ nghiệm phân biệt và $a < 0$ (đồ thị dạng 2).



$y’ = 0$ có nghiệm kép và $a>0$ (đồ thị dạng 3).



$y’=0$ có nghiệm kép và $a< 0$ (đồ thị dạng 4).



$y’ = 0$ vô nghiệm và $a > 0$ (đồ thị dạng 5).



$y’ = 0$ vô nghiệm và $a < 0$ (đồ thị dạng 6).



3. Điểm uốn
$y” = 6ax + 2b.$
$y” = 0 \Leftrightarrow x = – \frac{b}{{3a}}.$
Lập bảng xét dấu $y”$. Suy ra đồ thị có một điểm uốn $I\left( { – \frac{b}{{3a}};f\left( { – \frac{b}{{3a}}} \right)} \right).$
4. Đồ thị
Có 6 dạng đồ thị tương ứng với 6 bảng biến thiên:



Nhận xét: Đồ thị hàm số bậc ba luôn nhận điểm uốn làm tâm đối xứng.


2. CÁC VÍ DỤ:
Ví dụ 1: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số: $y = {x^3} – 3{x^2} + 4.$


1. Tập xác định: $D = R.$
2. Khảo sát chiều biến thiên:
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty $, $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = – \infty .$
Chiều biến thiên:
$y’ = 3{x^2} – 6x$ $y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0 \to y = 4}\\
{x = 2 \to y = 0}
\end{array}} \right..$
Bảng biến thiên:



Vậy:
Hàm số tăng trong $( – \infty ;0)$ và $(2; + \infty ).$
Hàm số giảm trong $(0; 2).$
Hàm số đạt cực đại tại $x = 0$, ${y_{CĐ}} = 4$ và đạt cực tiểu tại $x = 2$, ${y_{CT}} = 0.$
3. Điểm uốn: $y” = 6x – 6$, $y” = 0 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow y = 2.$
Đồ thị có điểm uốn $I(1;2).$
4. Đồ thị:
Giá trị đặc biệt:



Đồ thị:



Nhận xét: Đồ thị hàm số nhận điểm uốn $I( – 1; – 2)$ làm tâm đối xứng.


Ví dụ 2: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số: $y = – {x^3} + 3{x^2} – 3x – 1.$


1. Tập xác định: $D= R.$
2. Khảo sát sự biến thiên:
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = – \infty $, $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = + \infty .$
Chiều biến thiên:
$y’ = – 3{x^2} + 6x – 3$, $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow y = – 2.$
Bảng biến thiên:



Vậy:
Hàm số giảm trong $( – \infty ; + \infty ).$
Hàm số không đạt cực trị.
3. Điểm uốn: $y” = – 6x + 6$, $y” = 0 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow y = – 2.$
Đồ thị có điểm uốn là $I(1; – 2).$
4. Đồ thị:
Giá trị đặc biệt:



Đồ thị:



Nhận xét: Đồ thị hàm số nhận điểm uốn $I(1;-2)$ làm tâm đối xứng.


Ví dụ 3: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số: $y = {x^3} + 3{x^2} + 4x + 2.$


1. Tập xác định: $D = R.$
2. Khảo sát sự biến thiên:
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty $, $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = – \infty .$
Chiều biến thiên: $y’ = 3{x^2} + 6x + 4 > 0$ với mọi $x \in R.$
Bảng biến thiên:



Vậy: Hàm số tăng trong $( – \infty ; + \infty )$. Hàm số không đạt cực trị.
3. Điểm uốn: $y” = 6x + 6$, $y” = 0 \Leftrightarrow x = – 1 \Rightarrow y = 0.$
Đồ thị có điểm uốn là $I( – 1;0).$
4. Đồ thị:
Giá trị đặc biệt:



Đồ thị:



Nhận xét: Đồ thị hàm số nhận điểm uốn $I( – 1;0)$ làm tâm đối xứng.


3. BÀI TẬP:
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số:
a) $y = – {x^3} – 3{x^2} + 2.$
b) $y = 2{x^3} – 3{x^2} + 2.$
c) $y = {x^3} – 3{x^2} + 5x – 2.$
d) $y = – \frac{8}{3}{x^3} + 4{x^2} – 2x + \frac{1}{3}.$


2. Cho hàm số $y = – \frac{1}{3}{x^3} – {x^2} + 3x – \frac{1}{3}$ có đồ thị $(C).$
a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số.
b. Chứng minh đồ thị $(C)$ nhận điểm uốn làm tâm đối xứng.
c. Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ tại điểm uống.


3. Cho hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} – {x^2} – 3x + 1.$
a. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số.
b. Tìm điểm trên $(C)$ có hệ số góc của tiếp tuyến nhỏ nhất.
c. Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ biết vuông góc với đường thẳng $(d):y = \frac{1}{3}x + 10.$


4. Cho hàm số $y = {x^3} – 3m{x^2} + 3m – 1.$
a. Định $m$ để hàm số có cực trị. Viết phương trình đường thẳng qua các điểm cực trị của đồ thị hàm số.
b. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi $m = 1.$


5. Cho hàm số $y = {x^3} – 3m{x^2} + 3\left( {{m^2} – 1} \right)x + 1 + m$ $\left( {{C_m}} \right).$
a. Định $m$ để hàm số đạt cực tiểu tại $x = 3.$
b. Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số với $m = 1.$


6. Cho hàm số $y = {x^3} – m{x^2} + (2m + 1)x – m – 2$ $\left( {{C_m}} \right).$
a. Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $m = 0.$
b. Tìm điểm cố định của $\left( {{C_m}} \right).$
c. Tìm $m$ để $\left( {{C_m}} \right)$ cắt trục hoành tại $3$ điểm có hoành độ dương.


7. Cho hàm số $y = (m + 1){x^3} – (4m + 1)x – 3m + 1$ có đồ thị $\left( {{C_m}} \right).$
a. Chứng minh rằng với mọi $m$ đồ thị hàm số đi qua $3$ điểm cố định thẳng hàng.
b. Định $m$ để đồ thị hàm số có tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng đi qua $3$ điểm cố định trên.


8. Cho hàm số $y = {x^3} + m{x^2} – m – 1.$
a. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại các điểm cố định. Tìm quỹ tích giao điểm của các tiếp tuyến đó.
b. Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $m = -3.$
c. Định $a$ để điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị $(C)$ ở về hai phía khác nhau của đường tròn $(T)$: ${x^2} + {y^2} – 2ax – 4ay + 4{a^2} – 4 = 0.$


9. Cho hàm số $y = {x^3} – (2m + 1){x^2} + \left( {{m^2} – 4m + 3} \right)x + 3.$
a. Khảo sát hàm số khi $m = 1.$
b. Xác định tất cả các giá trị $m$ để hàm số có điểm cực đại và điểm cực tiểu ở về hai phía của trục tung.


10. Cho hàm số $y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} – x + m + 1.$
a. Khảo sát hàm số khi $m = 0.$
b. Trong tất cả các tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã khảo sát, hãy tìm tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất.
c. Chứng rằng với mọi $m$ hàm số đã cho có cực đại, cực tiểu. Hãy định $m$ để khoảng cách giữa điểm cực đại, cực tiểu nhỏ nhất.


Vấn đề 2: Khảo sát hàm số trùng phương $y = a{x^4} + b{x^2} + c$ $(a \ne 0).$
1. PHƯƠNG PHÁP:
1. Tập xác định: $D=R.$
2. Khảo sát sự biến thiên
Giới hạn:
$\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = + \infty $ khi $a > 0.$
$\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = – \infty $ khi $a < 0.$
$y’ = 4a{x^3} + 2bx = 2x\left( {2a{x^2} + b} \right).$
+ Nếu $ab < 0$: $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0$ hay $x = \pm \sqrt {\frac{{ – b}}{{2a}}} .$
Suy ra hàm số có ba cực trị.
+ Nếu $ab \ge 0$: $y’$ chỉ đổi dấu tại $x = 0.$
Suy ra hàm số có một cực trị, đạt tại $x = 0.$
Lập bảng biến thiên:
Tùy theo dấu của $a$ và tích $ab < 0$ hay $ab \ge 0$ ta có 4 dạng bảng biến thiên.
Kết luận các khoảng đơn điệu và cực trị của hàm số.
3. Đồ thị
Có 4 dạng đồ thị tương ứng với 4 dạng bảng biến thiên:



Nhận xét: Hàm số trùng phương là hàm chẵn nên đồ thị nhận $Oy$ làm trục đối xứng.


2. CÁC VÍ DỤ:
Ví dụ 1: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số: $y = {x^4} – 2{x^2} + 2.$


1. Tập xác định: $D = R.$
2. Khảo sát sự biến thiên:
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = + \infty .$
Sự biến thiên:
$y’ = 4{x^3} – 4x = 4x\left( {{x^2} – 1} \right)$, $y’ = 0$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0\quad \Rightarrow y = 2}\\
{x = \pm 1 \Rightarrow y = 1}
\end{array}} \right..$
Bảng biến thiên:



Hàm số đồng biến trong $( – 1;0)$, $(1; + \infty )$, nghịch biến trong $( – \infty , – 1)$, $(0;1).$
Hàm số đạt cực đại tại $x = 0$, ${y_{CĐ}} = 2$, hàm số đạt cực tiểu tại $x = \pm 1$, ${y_{CT}} = 1.$
3. Đồ thị:
Giá trị đặc biệt:



Đồ thị:



Nhận xét: Đồ thị nhận trục $Oy$ làm trục đối xứng.


Ví dụ 2: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số: $y = – \frac{{{x^4}}}{2} – {x^2} + \frac{3}{2}.$


1. Tập xác định: $D = R.$
2. Khảo sát sự biến thiên:
Giới hạn: $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = – \infty .$
Sự biến thiên: $y’ = – 2{x^3} – 2x = – 2x\left( {{x^2} + 1} \right)$, $y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0 \Rightarrow y = \frac{3}{2}.$
Bảng biến thiên:



Hàm số đồng biến trong $( – \infty ;0).$
Hàm số nghịch biến trong $(0; + \infty ).$
Hàm số đạt cực đại tại $x = 0,{y_{CĐ}} = \frac{3}{2}.$
3. Đồ thị:
Giá trị đặc biệt:



Đồ thị:



Nhận xét: Đồ thị nhận trục $Oy$ làm trục đối xứng.


3. BÀI TẬP:
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số:
a) $y = 1 + 2{x^2} – {x^4}.$
b) $y = {x^4} + 4{x^2} – 1.$
c) $y = – {x^4} – {x^2} + 2.$
d) $y = \frac{1}{4}{x^4} – 2{x^2} + 1.$


2. Cho hàm số $y = {x^4} + 2(m – 2){x^2} + {m^2} – 6m$ $\left( {{C_m}} \right).$
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi $m = 1.$
b) Định $m$ để $\left( {{{\rm{C}}_m}} \right)$ cắt $Ox$ tại $4$ điểm phân biệt.


3. Cho hàm số $y = (1 – m){x^4} + m{x^2} + 2m – 1.$
a) Định $m$ để hàm số có đúng một cực trị.
b) Định $m$ để hàm số đạt cực đại tại $x = 1.$


4. Cho hàm số $y = {x^4} – 2m{x^2} – m – 1.$
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $m = -1.$
b) Viết phương trình tiếp tuyến $(d)$ của $(C)$ biết $(d)$ song song với đường thẳng $(\Delta ):8x + y = 0.$


5. Cho hàm số $y = f(x) = – \frac{{{x^4}}}{2} + a{x^2} + \frac{b}{2}.$
a) Tìm $a$, $b$ để hàm số đạt cực trị bằng $2$ khi $x = 1.$
b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số với $a$, $b$ tìm được ở câu a.
c) Viết phương trình tiếp tuyến của $(C)$ tại các giao điểm của $(C)$ và trục hoành.


6. Cho hàm số $y = {x^4} + 2m{x^2} + 1$ $\left( {{C_m}} \right).$
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi $m = -1.$
b) Tìm các giá trị của tham số $m$ để $\left( {{C_m}} \right)$ có ba điểm cực trị và đường tròn đi qua ba điểm này có bán kính bằng $1.$


7. Cho hàm số $y = {x^4} + m{x^2} – m – 1$ $\left( {{C_m}} \right).$
a) Tìm các điểm cố định của $\left( {{C_m}} \right).$
b) Gọi $A$ là điểm cố định có hoành độ dương, hãy tìm $m$ để tiếp tuyến với đồ thị tại $A$ song song với đường thẳng $y = -2x.$


8. Cho hàm số $y = {(x – 1)^2}{(x – a)^2}$ có đồ thị $\left( {{C_a}} \right).$
a) Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $a = 0.$
b) Xác định $a$ để hàm số có đồ thị $\left( {{C_a}} \right)$ có điểm cực đại.
c) Chứng minh rằng: Với mọi giá trị của $a$ đồ thị $\left( {{C_a}} \right)$ luôn có trục đối xứng cùng phương với trục tung.


9. Cho hàm số $y = {x^4} – 2m{x^2} + 2m + {m^4}.$
a) Với giá trị $m$ nào thì hàm số có cực đại, cực tiểu đồng thời các điểm cực đại, cực tiểu lập thành một tam giác đều.
b) Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $m = 1.$


10. Cho hàm số $y = {x^4} – 2(m + 1){x^2} + m$ $(1).$
a) Khảo sát và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số khi $m = 1.$
b) Tìm $m$ để đồ thị hàm số $(1)$ có ba điểm cực trị $A$, $B$, $C$ sao cho $OA = BC$ trong đó $O$ là gốc tọa độ, $A$ là điểm cực trị thuộc trục tung và $B$, $C$ là hai điểm cực trị còn lại.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 12

Môn Vật lí Lớp 12

Môn Sinh học Lớp 12

Môn Hóa học Lớp 12

Môn Tiếng Anh Lớp 12

  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Bright
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 English Discovery
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Friends Global
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Global Success
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Global Success - Kết nối tri thức
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery - Cánh buồm
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global - Chân trời sáng tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 english Discovery
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm