[Toán nâng cao lớp 4] Bài tập tự luyện: Phân số lớp 4 - Toán nâng cao

Hướng dẫn học bài: Bài tập tự luyện: Phân số lớp 4 - Toán nâng cao - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Toán nâng cao lớp 4 Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Ba xe ô tô chở 98 học sinh đi tham quan, biết $\frac{2}{3}$ số học sinh ở xe thứ nhất bằng $\frac{3}{4}$ số học sinh ở xe thứ hai và bằng $\frac{4}{5}$ số học sinh ở xe thứ ba. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu học sinh?

Phương pháp giải

- Quy đồng tử số các phân số với tử số chung là 12

- Giải bài toán tổng - tỉ để tìm số học sinh ở mỗi xe

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Có $\frac{2}{3}$ số học sinh ở xe thứ nhất bằng $\frac{3}{4}$ số học sinh ở xe thứ hai và bằng $\frac{4}{5}$ số học sinh ở xe thứ ba.

Quy đồng tử số các phân số ta được:

$\frac{{12}}{{18}}$ số học sinh ở xe thứ nhất = $\frac{{12}}{{16}}$ số học sinh ở xe thứ hai = $\frac{{12}}{{15}}$ số học sinh ở xe thứ ba

Gọi số học sinh ở xe thứ nhất là 18 phần bằng nhau thì số học sinh ở xe thứ hai là 16 phần và số học sinh ở xe thứ ba là 15 phần.

Tổng số phần bằng nhau là

18+ 16 + 15 = 49 (phần)

Xe thứ nhất chở số học sinh là

98 : 49 x 18 = 36 (học sinh)

Xe thứ hai chở số học sinh là

98 : 49 x 16 = 32 (học sinh)

Xe thứ ba chở số học sinh là

98 – (36 + 32) = 30 (học sinh)

Đáp số: Xe thứ nhất: 32 học sinh

           Xe thứ hai: 32 học sinh

         Xe thứ ba: 30 học sinh

Ba lớp 5 có tất cả 63 học sinh đạt học sinh giỏi. Số học sinh giỏi của lớp 5A bằng $\frac{3}{4}$ số học sinh giỏi của lớp 5B. Số học sinh giỏi của lớp 5C bằng $\frac{7}{6}$ số học sinh giỏi của lớp 5A. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh giỏi?

Phương pháp giải

- Số học sinh giỏi của lớp 5A bằng $\frac{3}{4} = \frac{6}{8}$ số học sinh giỏi của lớp 5B

- Tìm tỉ số số học sinh giỏi của lớp 5C so với lớp 5B

- Giải bài toán tổng tỉ để tìm số học sinh của mỗi lớp

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có: số học sinh giỏi của lớp 5A bằng $\frac{3}{4} = \frac{6}{8}$ số học sinh giỏi của lớp 5B, số học sinh giỏi của lớp 5C bằng $\frac{7}{6}$ số học sinh giỏi của lớp 5A.

Vậy số học sinh giỏi của lớp 5C so với lớp 5B là

         $\frac{7}{6} \times \frac{6}{8} = \frac{7}{8}$ (số học sinh giỏi lớp 5B)

Coi số học sinh giỏi của lớp 5B là 8 phần thì số học sinh giỏi của lớp 5A là 6 phần, số học sinh giỏi của lớp 5C là 7 phần.

 Tổng số phần bằng nhau là

      8 + 6 + 7 = 21 (phần)

Số học sinh giỏi lớp 5A là

63 : 21 x 6 = 18 (học sinh)

Số học sinh giỏi của lớp 5B là

63 : 21 x 8 = 24 (học sinh)

Số học sinh giỏi của lớp 5C là

63 – (18 + 24) = 21 (học sinh)

Đáp số: Lớp 5A: 18 học sinh

             Lớp 5B: 24 học sinh

             Lớp 5C: 21 học sinh

Hai kho có tất cả 450 tạ thóc. Sau khi kho A nhập thêm 55 tạ thóc và kho B xuất đi 25 tạ thóc thì số thóc của kho A bằng $\frac{3}{5}$ số thóc kho B. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tạ thóc?

Phương pháp giải

- Tìm số thóc ở hai kho sau khi kho A nhập thêm 55 tạ thóc và kho B xuất đi 25 tạ 

- Giải bài toán tổng - tỉ để tìm số thóc ở mỗi kho

 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Sau khi kho A nhập thêm 55 tạ thóc và kho B xuất đi 25 tạ thóc thì số thóc ở hai kho là

450 + 55 – 25 = 480 (tạ)

Lúc này ta có sơ đồ:

Tổng số phần bằng nhau là

3 + 5 = 8 (phần)

Số thóc ở kho A sau khi nhập thêm 55 tạ là

480 : 8 x 3 = 180 (tạ)

Số thóc ở kho A lúc đầu là

180 – 55 = 125 (tạ)

Số thóc ban đầu ở kho B là

450 – 125 = 325 (tạ)

Đáp số: Kho A: 125 tạ

            Kho B: 325 tạ

Bốn người góp vốn thành lập một công ty. Người thứ nhất góp 64 triệu đồng; người thứ hai góp bằng $\frac{2}{3}$số tiền của ba người còn lại; người thứ ba góp bằng $\frac{1}{4}$ số tiền của ba người còn lại và người thứ tư góp bằng $\frac{2}{5}$ số tiền của ba người còn lại. Hỏi mỗi người đã góp bao nhiêu tiền?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có: Người thứ hai góp $\frac{2}{5}$ số vốn công ti, người thứ ba góp $\frac{1}{5}$số vốn công ty, người thứ tư góp $\frac{2}{7}$ số vốn công ty.

Phân số chỉ số tiền của người thứ hai, người thứ ba và người thứ tư góp là

$\frac{2}{5} + \frac{1}{5} + \frac{2}{7} = \frac{{31}}{{35}}$ (số vốn)

Phân số chỉ số tiền người thứ nhất góp là

$1 - \frac{{31}}{{35}} = \frac{4}{{35}}$

Tổng số vốn của công ti là

$64:\frac{4}{{35}} = 560$ (triệu đồng)

Số tiền người thứ hai góp là

$\frac{2}{5} \times 560 = 224$ (triệu đồng)

Số tiền người thứ ba góp là

$\frac{1}{5} \times 560 = 112$ (triệu đồng)

Số tiền người thứ tư góp là

560 – (64 + 224 + 112) = 160 (triệu đồng)

Đáp số: 64 triệu đồng, 224 triệu đồng

112 triệu đồng, 160 triệu đồng

Cả ba tấm vải dài tổng cộng 117m. Nếu cắt bớt $\frac{3}{7}$tấm vải xanh, $\frac{1}{5}$ tấm vải đỏ và $\frac{1}{3}$ tấm vải trắng thì phần còn lại của 3 tấm vải dài bằng nhau. Tính chiều dài mỗi tấm vải?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số phần tấm vải sau khi cắt bớt

- Coi tấm vải xanh là 7 phần bằng nhau, tấm vải đỏ là 5 phần bằng nhau, tấm vải trắng là 6 phần bằng nhau.

- Giải bài toán tổng - tỉ để tìm chiều dài mỗi tấm vải.

 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Sau khi cắt ba tấm vải ta có:

Tấm vải xanh còn lại là

$1 - \frac{3}{7} = \frac{4}{7}$ (tấm vải xanh)

Tấm vải đỏ còn lại là

$1 - \frac{1}{5} = \frac{4}{5}$ (tấm vải đỏ)

Tấm vải trắng còn lại là

$1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3} = \frac{4}{6}$ (tấm vải trắng)

Ta có $\frac{4}{7}$ tấm vải xanh = $\frac{4}{5}$ tấm vải đỏ = $\frac{4}{6}$ tấm vải trắng

Coi tấm vải xanh là 7 phần bằng nhau, tấm vải đỏ là 5 phần bằng nhau, tấm vải trắng là 6 phần bằng nhau.

Tổng số phần bằng nhau là

7 + 5 + 6 = 18 (phần)

Vậy tấm vải xanh dài là

117 : 18 x 7 = 45,5 (m)

Tấm vải đỏ dài là

117 : 18 x 5 = 32,5 (m)

Tấm vải trắng dài là

117 – (45,5 + 32,5) = 39 (m)

Đáp số: Vải xanh 45,5m; Vải đỏ 32,5 m; Vải trắng 39m

Lớp 5A có số học sinh nữ bằng $\frac{1}{3}$ số học sinh nam. Sau bài thi chuyên đề, có 3 học sinh nữ chuyển lớp và thay vào đó là 3 học sinh nam lớp khác do đó số học sinh nữ bằng $\frac{1}{6}$ số học sinh nam. Tính số học sinh lớp 5A.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lúc đầu số học sinh nữ bằng $\frac{1}{3}$ số học sinh nam hay số học sinh nữ bằng $\frac{1}{4}$ số học sinh cả lớp.

Sau khi chuyển lớp, số học sinh nữ bằng $\frac{1}{6}$ số học sinh nam hay số học sinh nữ bằng $\frac{1}{7}$ số học sinh cả lớp.

Vì số học sinh cả lớp không đổi nên 3 học sinh nữ chuyển đi so với số học sinh cả lớp bằng:

$\frac{1}{4} - \frac{1}{7} = \frac{3}{{28}}$(số học sinh cả lớp)

Số học sinh lớp 5A là

$3:\frac{3}{{28}} = 28$ (học sinh)

Đáp số: 28 học sinh

Một người bán hết 63 kg gạo trong bốn lần. Lần đầu bán $\frac{1}{2}$ số gạo và $\frac{1}{2}$ kg gạo. Lần thứ hai bán $\frac{1}{2}$ số gạo còn lại và $\frac{1}{2}$ kg gạo. Lần thứ ba bán $\frac{1}{2}$ số gạo còn lại sau hai lần bán và $\frac{1}{2}$ kg gạo. Hỏi lần thứ tư người đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ngày đầu bán số kg gạo là

$63 \times \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 32$ (kg)

Ngày thứ hai bán số kg gạo là

$\left( {63 - 32} \right) \times \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 16$ (kg)

Ngày thứ ba bán được số kg là

$\left( {63 - 32 - 16} \right) \times \frac{1}{2} + \frac{1}{2} = 8$ (kg)

Ngày thứ tư bán được số kg là

63 – (32 + 16 + 8) = 7 (kg)

Đáp số: 7 kg

Hai người làm chung một một công việc trong 12 giờ thì xong. Người thứ nhất làm một mình $\frac{2}{3}$ công việc thì mất 10 giờ. Hỏi người thứ hai làm $\frac{1}{3}$ công việc còn lại mất bao lâu?

Phương pháp giải

- Tìm số phân công việc 2 người làm trong 1 giờ

- Tìm số phần công việc người thứ nhất làm trong 1 giờ

- Tìm số phần công việc người thứ hai làm trong 1 giờ

- Tìm số giờ để người thứ hai làm $\frac{1}{3}$ công việc còn lại

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong 1 giờ hai người làm được số phần công việc là

$1:12 = \frac{1}{{12}}$ (công việc)

Trong 1 giờ người thứ nhất làm được số phần công việc là

$\frac{2}{3}:10 = \frac{1}{{15}}$ (công việc)

Trong 1 giờ người thứ hai làm được số phần công việc là

$\frac{1}{{12}} - \frac{1}{{15}} = \frac{1}{{60}}$ (công việc)

Người thứ hai làm $\frac{1}{3}$ công việc còn lại hết số giờ là:

$\frac{1}{3}:\frac{1}{{60}} = 20$ (giờ)

Đáp số: 20 giờ

Một ô tô chạy quãng đường AB trong 3 giờ. Giờ đầu chạy được $\frac{2}{5}$ quãng đường AB. Giờ thứ hai chạy được $\frac{2}{5}$ quãng đường còn lại và thêm 4 km. Giờ thứ ba chạy nốt 50 km cuối. Tính quãng đường AB.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nếu giờ thứ hai không chạy thêm 4 km thì quãng đường còn lại sau giờ thứ hai là:

50 + 4 = 54 (km)

Quãng đường xe chạy trong giờ thứ hai là

$\left( {1 - \frac{2}{5}} \right) \times \frac{2}{5} = \frac{6}{{25}}$  (quãng đường AB)

Quãng đường còn lại sau khi xe chạy 2 giờ là

$1 - \left( {\frac{2}{5} + \frac{6}{{25}}} \right) = \frac{9}{{25}}$ (quãng đường AB)

Quãng đường AB dài là

$54:\frac{9}{{25}} = 150$ (km)

Đáp số: 150 km

Hà đọc một quyển sách trong 3 ngày thì xong. Ngày thứ nhất Hà đọc được $\frac{1}{3}$ quyển. Ngày thứ hai Hà đọc $\frac{4}{7}$ số trang còn lại. Ngày thứ ba Hà đọc ít hơn ngày thứ hai là 40 trang. Tính số trang của quyển sách.

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số trang sách Hà đọc trong ngày thứ hai và thứ ba 

- Tìm 40 trang ứng với bao nhiêu phần cuốn sách

- Tìm số trang của cuốn sách

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Số trang sách còn lại chưa đọc sau ngày thứ nhất là

$1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}$ (quyển sách)

Ngày thứ hai Hà đọc số trang sách bằng:

$\frac{4}{7} \times \frac{2}{3} = \frac{8}{{21}}$ (quyển sách)

Ngày thứ ba, Hà đọc số trang sách bằng:

$1 - \left( {\frac{1}{3} + \frac{8}{{21}}} \right) = \frac{2}{7}$ (quyển sách)

40 trang sách bằng:

$\frac{8}{{21}} -  \frac{2}{7} = \frac{2}{{21}}$ (quyển sách)

Số trang của quyển sách là

$40:\frac{2}{{21}} = 420$ (trang)

Đáp số: 420 trang

Một cửa hàng bán 1 bao đường làm ba lần. Lần thứ nhất cửa hàng bán $\frac{1}{3}$ bao đường và 5kg, lần thứ hai bán $\frac{3}{7}$ chỗ còn lại và 3kg, lần thứ ba bán 17 kg thì hết bao đường. Hỏi bao đường có bao nhiêu kilôgam?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nếu lần thứ hai không bán thêm 3 kg đường thì số đường còn lại sau khi bán lần thứ hai là

17+ 3 = 20 (kg)

20 kg đường tương ứng với:

$1 - \frac{3}{7} = \frac{4}{7}$ (số đường còn lại sau khi bán lần thứ nhất)

Số đường còn lại sau khi bán lần thứ nhất là

$20:\frac{4}{7} = 35$ (kg)

Nếu lần thứ nhất không bán thêm 5 kg thì số đường còn lại sau khi bán lần thứ nhất là

35 + 5 = 40 (kg)

40 kg đường bằng:

$1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}$ (bao đường)

Số đường có trong bao là:

$40:\frac{2}{3} = 60$ (kg)

Đáp số: 60 kg

Có hai hộp phấn, hộp thứ nhất ít hơn hộp thứ hai 8 viên phấn, biết rằng $\frac{3}{4}$ số phấn trong hộp thứ nhất bằng $\frac{1}{2}$ số phấn của hộp thứ hai. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên phấn?

Phương pháp giải

- Tìm tỉ số số viên phấn ở hộp thứ hai so với hộp thứ nhất = $\frac{3}{4} \times 2 = \frac{3}{2}$ 

- Giải bài toán hiệu - tỉ để tìm số phấn ở mỗi hộp

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có $\frac{1}{2}$ số phấn hộp thứ hai bằng $\frac{3}{4}$ số phấn hộp thứ nhất

Vậy số phấn ở hộp thứ hai bằng $\frac{3}{4} \times 2 = \frac{3}{2}$ (số phấn hộp thứ nhất)

Ta có sơ đồ:

Số viên phấn của hộp thứ nhất là 8 x 2 = 16 (viên)

             Số viên phấn ở hộp thứ hai là

               16 + 8 = 24 (viên phấn)

                         Đáp số: Hộp thứ nhất: 16 viên

                                     Hộp thứ hai: 24 viên

Hồng đi chợ đem theo 1 số tiền. Đầu tiên Hồng mua sách hết $\frac{2}{3}$ số tiền mang theo, sau đó mua vở hết $\frac{3}{4}$ số tiền còn lại, cuối cùng Hồng còn 6000 đồng. Hỏi Hồng đi chợ đem theo bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua sách

- Tìm phân số chỉ số tiền mua vở

- Tìm phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua sách và vở

- Tìm số tiền Hồng mang theo

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Số tiền còn lại sau khi mua sách là

$1 - \frac{2}{3} = \frac{1}{3}$ (số tiền đem theo)

Số tiền mua vở bằng:

$\frac{3}{4} \times \frac{1}{3} = \frac{1}{4}$ (số tiền đem theo)

Số tiền còn lại sau khi mua sách và vở bằng:

$1 - (\frac{2}{3} + \frac{1}{4}) = \frac{1}{{12}}$ (số tiền đem theo)

Số tiền Hồng đem theo là

$6000:\frac{1}{{12}} = 72000$(đồng)

Đáp số: 72000 đồng

Một trang trại có 50 con gồm trâu và bò. Biết rằng nếu lấy $\frac{2}{5}$ số trâu cộng với $\frac{3}{4}$ số bò thì được 27 con. Hỏi trang trại có bao nhiêu con trâu, bao nhiêu con bò?

Phương pháp giải

Theo đề bài ta có:

Số trâu     + số bò     = 50 con   (1)

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{3}{4}$ số bò = 27 con  (2)

Nhân (1) với $\frac{2}{5}$ta được:

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{2}{5}$ số bò = 20 con    (3)

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{3}{4}$ số bò = 27 con    (2)

Lấy (2) trừ đi (3) ta được:

$\left( {\frac{3}{4} - \frac{2}{5}} \right)$ số bò = 7 con

$\frac{7}{{20}}$ số bò = 7 con

Vậy số bò là $7:\frac{7}{{20}} = 20$(con)

Số trâu là 50 – 20 = 30 (con)

Đáp số: 20 con bò, 30 con trâu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có:

Số trâu     + số bò     = 50 con   (1)

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{3}{4}$ số bò = 27 con  (2)

Nhân (1) với $\frac{2}{5}$ta được:

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{2}{5}$ số bò = 20 con    (3)

$\frac{2}{5}$ số trâu + $\frac{3}{4}$ số bò = 27 con    (2)

Lấy (2) trừ đi (3) ta được:

$\left( {\frac{3}{4} - \frac{2}{5}} \right)$ số bò = 7 con

$\frac{7}{{20}}$ số bò = 7 con

Vậy số bò là $7:\frac{7}{{20}} = 20$(con)

Số trâu là 50 – 20 = 30 (con)

Đáp số: 20 con bò, 30 con trâu

Khối 5 gồm 3 lớp có tất cả 102 học sinh. Biết tỉ số số học sinh 5B so với 5A là $\frac{8}{9}$, tỉ số số học sinh 5C so với 5B là $\frac{{17}}{{16}}$. Hãy tính số học sinh mỗi lớp.

Phương pháp giải

Ta có $\frac{8}{9} = \frac{{16}}{{18}}$

Nếu coi số học sinh lớp 5A là 18 phần thì số học sinh lớp 5B là 16 phần và số học sinh lớp 5C là 17 phần bằng nhau.

Giải bài toán tổng - tỉ để tìm số học sinh mỗi lớp.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có $\frac{8}{9} = \frac{{16}}{{18}}$

Theo đề bài tỉ số số học sinh 5B so với 5A là $\frac{{16}}{{18}}$, tỉ số số học sinh 5C so với 5B là $\frac{{17}}{{16}}$.

Nếu coi số học sinh lớp 5A là 18 phần thì số học sinh lớp 5B là 16 phần và số học sinh lớp 5C là 17 phần bằng nhau.

Tổng số phần bằng nhau là

18 + 16 + 17 = 51 (phần)

Số học sinh lớp 5A là

102 : 51 x 18 = 36 (học sinh)

Số học sinh lớp 5B là

102 : 51 x 16 = 32 (học sinh)

Số học sinh lớp 5C là

102 – (36 + 32) = 34 (học sinh)

Đáp số: 5A: 36 học sinh; 5B: 32 học sinh; 5C: 34 học sinh

Tỉ số học sinh nam so với nữ của trường Thắng Lợi đầu năm là $\frac{3}{4}$. Nếu chuyển thêm 60 học sinh nam từ trường khác đến thì tỉ số giữa học sinh nam và nữ là $\frac{9}{{10}}$.

Tìm số học sinh nữ của trường.

Phương pháp giải

- Tìm 60 học sinh nam chuyển đến so với số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần

- Tìm số học nữ của trường đó

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lúc đầu số học sinh nam bằng $\frac{3}{4}$ số học sinh nữ. Lúc sau số học sinh nam bằng $\frac{9}{{10}}$ số học sinh nữ.

Vì số học sinh nữ không đổi, nên 60 học sinh nam chuyển đến so với số học sinh nữ chiếm số phần là:

$\frac{9}{{10}} - \frac{3}{4} = \frac{3}{{20}}$ (số học sinh nữ)

Số học sinh nữ của trường đó là

$60:\frac{3}{{20}} = 400$ (học sinh)

Đáp số: 400 học sinh nữ

Một hộp bi có ba màu: xanh, đỏ, vàng. Tổng cộng 120 viên bi. Biết rằng số bi xanh bằng $\frac{2}{3}$ tổng số bi đỏ và vàng, số bi vàng bằng $\frac{4}{5}$ số bi đỏ. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ giữa số bi xanh và số bi đỏ + bi vàng

- Giải bài toán tổng, tỉ để tìm số bi xanh và tổng số bi đỏ + bi vàng

- Giải bài toán tổng, tỉ để tìm số bi đỏ và bi vàng mỗi loại

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có:

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 (phần)

Số bi xanh là

120 : 5 x 2 = 48 (viên bi)

Tổng số bi đỏ và bi vàng là

120 – 48 = 72 (viên bi)

Coi số bi vàng gồm 4 phần bằng nhau thì số bi xanh gồm 5 phần.

Tổng số phần bằng nhau:

4 + 5 = 9 (phần)

Số bi vàng là

72 : 9 x 4 = 32 (viên bi)

Số bi đỏ là:

72 – 32 = 40 (viên vi)

Đáp số: 48 bi xanh, 32 bi vàng, 40 bi đỏ

Có hai thùng dầu chứa tổng cộng 54 lít. Người ta lấy ra ở thùng thứ nhất $\frac{3}{7}$ số dầu, lấy ở thùng thứ hai $\frac{4}{5}$ số dầu thì số dầu còn lại ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số dầu còn lại ở mỗi thùng

- Tìm tỉ số số lít dầu ở thùng thứ hai so với thùng thứ nhất

- Giải bài toán tổng, tỉ để tìm số lít dầu ở mỗi thùng

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Số dầu còn lại ở thùng thứ nhất là

$1 - \frac{3}{7} = \frac{4}{7}$ (thùng thứ nhất)

Số dầu còn lại ở thùng thứ hai là

$1 - \frac{4}{5} = \frac{1}{5}$ (thùng thứ hai)

Theo đề bài ta có: $\frac{1}{5}$ thùng thứ hai bằng $\frac{4}{7}$ thùng thứ nhất

Thùng dầu thứ hai so với thùng dầu thứ nhất thì bằng:

$\frac{4}{7} \times 5 = \frac{{20}}{7}$ (thùng thứ nhất)

Coi số lít dầu ở thùng thứ nhất là 7 phần thì số lít dầu ở thùng thứ hai là 20 phần.

Tổng số phần bằng nhau là:

7 + 20 = 27 (phần)

Số lít dầu của thùng thứ nhất là

54 : 27 x 7 = 14 (lít)

Số lít dầu của thùng thứ hai là:

54 – 14 = 40 (lít)

Đáp số: Thùng thứ nhất: 14 lít

          Thùng thứ hai: 40 lít

Có 3 tổ công nhân sản xuất trong nhà máy. Biết rằng $\frac{1}{3}$ số người của tổ thứ nhất bằng $\frac{1}{5}$ số người của tổ thứ hai và bằng $\frac{1}{7}$ số người của tổ thứ ba. Tổ thứ ba nhiều hơn tổ thứ hai 10 người. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu người?

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ

- Tìm số người của mỗi tổ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có sơ đồ:

Số người của tổ 1 là (10 : 2) x 3 = 15 (người)

Số người của tổ 2 là (10 : 2) x 5 = 25 (người)

Số người của tổ 3 là 25 + 10 = 35 (người)

                Đáp số: Tổ 1: 15 người

                              Tổ 2: 25 người

                              Tổ 3: 35 người

Hai chị em đi mua sách hết 112 000 đồng. Biết rằng $\frac{3}{5}$ số tiền sách của em bằng $\frac{1}{3}$ số tiền sách của anh. Hỏi mỗi người mua hết bao nhiêu tiền sách.

Phương pháp giải

- Tìm số tiền sách của anh so với số tiền sách của em 

- Tìm số tiền sách của mỗi người

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Số tiền sách của anh so với số tiền sách của em là

$\frac{3}{5} \times 3 = \frac{9}{5}$ (số tiền sách của em)

Số tiền sách của anh là

112 000 : (9 + 5) x 9 = 72 000 (đồng)

Số tiền sách của em là

112 000  - 72 000 = 40 000 (đồng)

Đáp số: 40 000 đồng

Hai chị em được 110 000 đồng tiền mừng tuổi. Nếu chị cho em 2000 đồng thì số tiền của chị bằng $\frac{5}{6}$ số tiền của em. Hỏi mỗi người được bao nhiêu tiền mừng tuổi.

Phương pháp giải

- Khi chị cho em 2000 đồng thì tổng số tiền của hai chị em không đổi vẫn bằng 110 000 đồng.

- Tìm số tiền của chị sau khi cho em 2000 đồng bằng cách giải bài toán tổng, tỉ

- Tìm số tiền của chị, em lúc đầu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Khi chị cho em 2000 đồng thì tổng số tiền của hai chị em không đổi vẫn bằng 110 000 đồng.

Số tiền của chị sau khi cho em 2000 đồng là

110 000 : (5 + 6) x 5 = 50 000 (đồng)

Số tiền của chị ban đầu là

50 000 + 2000 = 52 000 (đồng)

Số tiền của em là

110 000 – 52 000 = 58 000 (đồng)

Đáp số: 58 000 đồng

Một người bán trứng bán lần thứ nhất $\frac{1}{5}$ số trứng, lần thứ hai bán $\frac{3}{8}$ số trứng thì còn lại 17 quả. Hỏi người đó đem bán bao nhiêu quả trứng và mỗi lần bán bao nhiêu quả?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số trứng bán lần thứ nhất và lần thứ hai

- Tìm phân số chỉ số trứng còn lại

- Tìm số trứng người đó đem đi bán = 17 : phân số chỉ số trứng còn lại

- Tìm số trứng bán ở lần thứ nhất, lần thứ hai

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân số chỉ số quả trứng bán lần thứ nhất và lần thứ hai là

$\frac{1}{5} + \frac{3}{8} = \frac{{23}}{{40}}$ (số trứng)

Phân số chỉ số trứng còn lại là

$1 - \frac{{23}}{{40}} = \frac{{17}}{{40}}$ (số trứng)

Số trứng người đó đem đi bán là

17 : $\frac{{17}}{{40}}$ = 40 (quả)

Số trứng bán lầ thứ nhất là

$40 \times \frac{1}{5} = 8$ (quả)

Số trứng bán lần thứ hai là

$40 \times \frac{3}{8} = 15$ (quả)

Đáp số: 40 quả

Lần 1: 8 quả, lần 2: 15 quả

Một thửa ruộng năm nay thu hoạch nhiều hơn năm ngoái 30 tạ. Biết $\frac{1}{7}$ số thu hoạch năm ngoái thì bằng $\frac{1}{{12}}$ số thu hoạch năm nay. Hỏi năm nay thu hoạch ở thửa ruộng đó được bao nhiêu tạ?

Phương pháp giải

- Tìm tỉ số số thóc thu hoạch được năm ngoái so với năm nay

- Giải bài toán hiệu - tỉ

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vì $\frac{1}{7}$ số thu hoạch năm ngoái thì bằng $\frac{1}{{12}}$ số thu hoạch năm nay nên số thu hoạch của năm ngoái so với thu hoạch của năm nay là

$\frac{1}{{12}} \times 7 = \frac{7}{{12}}$ (số thu hoạch năm nay)

Hiệu số phần bằng nhau là

12 – 7 = 5 (phần)

Năm nay thửa ruộng thu được số tạ thóc là

30 : 5 x 12 = 72 (tạ)

Đáp số: 72 tạ

Một người bán hàng vải, lần thứ nhất bán $\frac{1}{2}$ tấm vải, lần thứ hai bán $\frac{1}{3}$ tấm vải đó thì tấm vải chỉ còn lại 7 m. Hỏi tấm vải đó dài bao nhiêu mét?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số vải bán hai lần đầu

- Tìm phân số chỉ số vải còn lại 

- Tìm chiều dài tấm vải

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân số chỉ số vải bán hai lần đầu là:

$\frac{1}{2} + \frac{1}{3} = \frac{5}{6}$ (tấm vải)

Phân số chỉ số vải còn lại là

$1 - \frac{5}{6} = \frac{1}{6}$ (tấm vải)

Tấm vải dài là:

$7:\frac{1}{6} = 42$ (m)

Đáp số: 42 m

Cho phân số $\frac{{12}}{{21}}$. Hỏi phải cùng thêm vào tử số và mẫu số của phân số này bao nhiêu đơn vị để được phân số bằng $\frac{8}{{11}}$.

Phương pháp giải

- Khi cùng thêm vào tử số và mẫu số của phân số này một số đơn vị thì hiệu giữa mẫu số và tử số không đổi

- Giải bài toán hiệu - tỉ để tìm tử số của phân số mới

- Tìm số cộng thêm

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hiệu của tử số và mẫu số của phân số $\frac{{12}}{{21}}$ là

                       21 – 12 = 9

Khi cùng thêm vào tử số và mẫu số của phân số này một số đơn vị thì hiệu giữa mẫu số và tử số không đổi và bằng 9.

Ta có tỉ số giữa tử số và mẫu số của phân số mới bằng $\frac{8}{{11}}$

Tử số của phân số mới là 9 : (11 – 8) x 8 = 24

Vậy số cần cộng thêm vào tử số và mẫu số là 24 – 12 = 12

Đáp số: 12

Cho phân số $\frac{a}{b}$. Rút gọn phân số $\frac{a}{b}$ ta được phân số $\frac{5}{7}$. Nếu thêm 71 vào tử số và giữ nguyên mẫu số, ta được phân số $\frac{{18}}{{11}}$. Tìm phân số $\frac{a}{b}$.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có $\frac{a}{b} = \frac{5}{7}$ và $\frac{{a + 71}}{b} = \frac{{18}}{{11}}$ (*)

Thay phân số $\frac{a}{b}$ bằng giá trị $\frac{5}{7}$ vào (*) ta có:

$\frac{5}{7} + \frac{{71}}{b} = \frac{{18}}{{11}}$

Vậy $\frac{{71}}{b} = \frac{{18}}{{11}} - \frac{5}{7} = \frac{{71}}{{77}}$

Vậy b = 77.

Ta có $\frac{a}{{77}} = \frac{5}{7}$

Vậy a = 55.

Phân số $\frac{a}{b}$ cần tìm là $\frac{{55}}{{77}}$

Cho phân số $\frac{a}{b}$. Rút gọn phân số $\frac{a}{b}$ ta được phân số $\frac{5}{7}$. Nếu thêm 71 vào tử số và giữ nguyên mẫu số, ta được phân số $\frac{{18}}{{11}}$. Tìm phân số $\frac{a}{b}$.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Theo đề bài ta có $\frac{a}{b} = \frac{5}{7}$ và $\frac{{a + 71}}{b} = \frac{{18}}{{11}}$ (*)

Thay phân số $\frac{a}{b}$ bằng giá trị $\frac{5}{7}$ vào (*) ta có:

$\frac{5}{7} + \frac{{71}}{b} = \frac{{18}}{{11}}$

Vậy $\frac{{71}}{b} = \frac{{18}}{{11}} - \frac{5}{7} = \frac{{71}}{{77}}$

Vậy b = 77.

Ta có $\frac{a}{{77}} = \frac{5}{7}$

Vậy a = 55.

Phân số $\frac{a}{b}$ cần tìm là $\frac{{55}}{{77}}$

Cho phân số $\frac{{234}}{{369}}$. Hỏi cùng phải bớt ở tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới và rút gọn phân số mới đó ta được phân số $\frac{5}{8}$.

Phương pháp giải

- Khi cùng bớt ở tử số và mẫu số một số đơn vị thì hiệu của tử số và mẫu số ở phân số mới không đổi

- Giải bài toán hiệu - tỉ để tìm tử số của phân số mới

- Tìm số đã bớt

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số $\frac{{234}}{{369}}$ là:

                      369 – 234 = 135

Khi cùng bớt ở tử số và mẫu số một số đơn vị thì hiệu của tử số và mẫu số ở phân số mới không đổi và bằng 135.

Gọi số cần tìm là a ta có:

$\frac{{234 - a}}{{369 - a}} = \frac{5}{8}$

Tử số của phân số mới là

135 : (8 – 5) x 5 = 225

Ta có 234 – a = 225. Vậy a = 9

Đáp số: a = 9

Cho phân số $\frac{{54}}{{63}}$. Hãy tìm số tự nhiên a sao cho khi bớt a ở tử số và thêm a vào mẫu số ta được phân số mới, rút gọn phân số mới ta được phân số $\frac{4}{5}$.

Phương pháp giải

- Khi bớt ở tử số a đơn vị và thêm vào mẫu số a đơn vị thì tổng của tử số và mẫu số của phân số mới không thay đổi 

- Giải bài toán tổng, tỉ để tìm tử số của phân số mới

- Tìm số a

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tổng của tử số và mẫu số của phân số $\frac{{54}}{{63}}$ là

                   54 + 63 = 117

Khi bớt ở tử số a đơn vị và thêm vào mẫu số a đơn vị thì tổng của tử số và mẫu số của phân số mới không thay đổi và bằng 117.

Ta có $\frac{{54 - a}}{{63 + a}} = \frac{4}{5}$

Tử số của phân số mới là 117 : (4 + 5) x 4 = 52

Ta có 54 – a = 52. Vậy a = 2

Đáp số: a = 2

Cửa hàng có một số hộp sữa đã bán hết trong 4 ngày. Ngày đầu bán $\frac{1}{3}$ số hộp sữa. Ngày thứ hai bán $\frac{1}{3}$ số hộp sữa còn lại. Ngày thứ ba bán $\frac{1}{3}$ số hộp sữa còn lại sau 2 ngày. Ngày thứ tư bán 16 hộp thì hết. Hỏi cả 4 ngày cửa hàng bán hết bao nhiêu hộp sữa?

Phương pháp giải

- Tìm phân số chỉ số hộp sữa bán trong ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư

- Tìm số hộp sữa bán trong 4 ngày = 16 : phân số chỉ số hộp sữa bán trong ngày thứ tư

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân số chỉ số hộp sữa bán trong ngày thứ hai là

$\frac{1}{3} \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) = \frac{2}{9}$ (tổng số hộp sữa)

Phân số chỉ số hộp sữa bán trong ngày thứ ba là

$\frac{1}{3} \times \left( {1 - \frac{1}{3} - \frac{2}{9}} \right) = \frac{4}{{27}}$ (tổng số hộp sữa)

Phân số chỉ số hộp sữa bán trong ngày thứ tư là

$1 - (\frac{1}{3} + \frac{2}{9} + \frac{4}{{27}}) = \frac{8}{{27}}$(tổng số hộp sữa)

Cả 4 ngày cửa hàng bán số hộp sữa là

$16:\frac{8}{{27}} = 54$ (hộp)

Đáp số: 54 hộp sữa

(ASM 2019 – 2020)

Cho phân số $\frac{{14}}{{17}}$. Hỏi cùng thêm vào cả tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng $\frac{6}{7}$.

Phương pháp giải

- Khi cùng thêm vào tử số và mẫu số một số đơn vị thì hiệu của tử số và mẫu số không đổi.

- Giải bài toán hiệu - tỉ để tìm tử số hoặc mẫu số của phân số mới

- Kết luận số cần tìm

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hiệu giữa tử số và mẫu số của phân số $\frac{{14}}{{17}}$ là

                           17 – 14 = 3

Khi ta cùng thêm vào tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng một số tự nhiên thì hiệu giữa tử số và mẫu số không đổi.

Ta có sơ đồ về tử số và mẫu số của phân số mới:

            Tử số của phân số mới là

                     3 x 6 = 18

             Số cộng thêm vào là

                      18 – 14 = 4

                           Đáp số: 4

(Cầu Giấy 2019 – 2020)

Cho một số bóng xanh và vàng. Số bóng vàng bằng $\frac{1}{3}$ bóng xanh. Nếu thêm 6 bóng vàng thì bóng vàng bằng $\frac{5}{9}$ bóng xanh. Tính số bóng xanh.

Phương pháp giải

- Tìm 6 quả bóng tương ứng với bao nhiêu phần của bóng xanh

- Tìm số bóng xanh

Lời giải của GV Loigiaihay.com

6 quả bóng vàng ứng với số phần bóng xanh là

$\frac{5}{9} - \frac{1}{3} = \frac{2}{9}$ (bóng xanh)

Số bóng xanh là

$6:\frac{2}{9} = 27$(quả)

Đáp số: 27 bóng xanh

(NTT 2019 – 2020)

Một đội tự nguyện trường Nguyễn Tất thành đi trồng cây ở tỉnh Hà Giang trong 3 ngày. Ngày 1, đội trồng $\frac{1}{3}$ số cây. Ngày 2, đội trồng $\frac{6}{{11}}$ số cây còn lại. Ngày 3, trồng ít hơn ngày 2 là 30 cây. Tính số cây mà mỗi đội đã trồng được.

Phương pháp giải

- Tìm phân số ứng với số cây tròng được trong ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba

- Tìm phân số ứng với 30 cây

- Tìm tổng số cây đội đó trồng được

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân số chỉ số cây còn lại sau ngày 1 là

$1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}$ (tổng số cây)

Phân số chỉ số cây đội đó trồng ngày 2 là

$\frac{6}{{11}} \times \frac{2}{3} = \frac{4}{{11}}$ (tổng số cây)

Phân số chỉ số cây đội đó trồng ngày 3 là

$1 - (\frac{1}{3} + \frac{4}{{11}}) = \frac{{10}}{{33}}$ (tổng số cây)

Phân số ứng với 30 cây là

$\frac{4}{{11}} - \frac{{10}}{{33}} = \frac{2}{{33}}$ (tổng số cây)

Tổng số cây đội đó trồng là

$30:\frac{2}{{33}} = 495$ (cây)

Đáp số: 495 cây

(ASM 2011 – 2012)

Tìm x sao cho:

 $\left( {x + \frac{1}{{1 \times 3}}} \right) + \left( {x + \frac{1}{{3 \times 5}}} \right) + \left( {x + \frac{1}{{5 \times 7}}} \right) + .... + \left( {x + \frac{1}{{23 \times 25}}} \right) = 11 \times x + \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}}} \right)$

Phương pháp giải

Áp dụng phương pháp giải bài toán dãy phân số có quy luật.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

$\left( {x + \frac{1}{{1 \times 3}}} \right) + \left( {x + \frac{1}{{3 \times 5}}} \right) + \left( {x + \frac{1}{{5 \times 7}}} \right) + .... + \left( {x + \frac{1}{{23 \times 25}}} \right) = 11 \times x + \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}}} \right)$

$12 \times x + (\frac{1}{{1 \times 3}} + \frac{1}{{3 \times 5}} + \frac{1}{{5 \times 7}} + .... + \frac{1}{{23 \times 25}}) = 11 \times x + (\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}})$

$x + \left( {\frac{1}{{1 \times 3}} + \frac{1}{{3 \times 5}} + \frac{1}{{5 \times 7}} + ... + \frac{1}{{23 \times 25}}} \right) = \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}}} \right)$    (1)

 

Ta có $A = \frac{1}{{1 \times 3}} + \frac{1}{{3 \times 5}} + \frac{1}{{5 \times 7}} + ... + \frac{1}{{23 \times 25}}$

$ = \frac{1}{2} \times \left( {\frac{2}{{1 \times 3}} + \frac{2}{{3 \times 5}} + \frac{2}{{5 \times 7}} + ... + \frac{2}{{23 \times 25}}} \right)$

$ = \frac{1}{2} \times \left( {1 - \frac{1}{{25}}} \right)$

$ = \frac{1}{2} \times \frac{{24}}{{25}} = \frac{{12}}{{25}}$

 

Đặt$B = \frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}}$

$3 \times B - B = (1 + \frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}}) - (\frac{1}{3} + \frac{1}{9} + \frac{1}{{27}} + \frac{1}{{81}} + \frac{1}{{243}}){\text{ }}$

$2 \times B = 1 - \frac{1}{{243}} = \frac{{242}}{{243}}$

$B = \frac{{242}}{{243}}:2 = \frac{{121}}{{243}}$

 

Thay giá trị của A và B vào (1) ta được:

$x + \frac{{12}}{{25}} = \frac{{121}}{{243}}$

$x = \frac{{109}}{{6075}}$

(LTV 2014 – 2015)

Tính giá trị của biểu thức $A = 17 \times \left( {\frac{{1313}}{{5151}} + \frac{{1111}}{{3434}}} \right):\frac{{177}}{{12}}$

Phương pháp giải

Rút gọn các phân số trong ngoặc rồi tính giá trị biểu thức.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

$A = 17 \times \left( {\frac{{1313}}{{5151}} + \frac{{1111}}{{3434}}} \right):\frac{{177}}{{12}}$

$ = 17 \times \left( {\frac{{13}}{{51}} + \frac{{11}}{{34}}} \right) \times \frac{{12}}{{177}}$

$ = \left( {17 \times \frac{{13}}{{51}} + 17 \times \frac{{11}}{{34}}} \right) \times \frac{{12}}{{177}}$

$ = \left( {\frac{{13}}{3} + \frac{{11}}{2}} \right) \times \frac{{12}}{{177}}$

$ = \frac{{59}}{6} \times \frac{{12}}{{177}}$

$ = \frac{{59 \times 6 \times 2}}{{6 \times 59 \times 3}} = \frac{2}{3}$

(Cầu Giấy 2013 – 2014)

Tính $A = \left( {\frac{3}{{10}} + \frac{4}{5} \times \frac{1}{2}} \right):\left( {2\frac{8}{9} - 1\frac{1}{3}} \right) + 2013$

Phương pháp giải

- Chuyển hỗn số thành phân số

- Thực hiện tính trong ngoặc trước

Lời giải của GV Loigiaihay.com

$A = \left( {\frac{3}{{10}} + \frac{4}{5} \times \frac{1}{2}} \right):\left( {2\frac{8}{9} - 1\frac{1}{3}} \right) + 2013$

$ = \left( {\frac{3}{{10}} + \frac{4}{{10}}} \right):\left( {\frac{{26}}{9} - \frac{4}{3}} \right) + 2013$

$ = \frac{7}{{10}}:\frac{{14}}{9} + 2013$

$ = \frac{9}{{20}} + 2013 = 2013\frac{9}{{20}}$

Tính M = $1\frac{3}{{34}} \times 10\frac{1}{{12}} \times \frac{8}{9} \times 2\frac{1}{8} \times \frac{3}{{13}} \times \frac{{26}}{{37}} \times 1\frac{9}{{11}} \times \frac{3}{4}$

Phương pháp giải

- Chuyển hỗn số thành phân số

- Rút gọn cả tử số và mẫu số cho các thừa số chung

Lời giải của GV Loigiaihay.com

M = $1\frac{3}{{34}} \times 10\frac{1}{{12}} \times \frac{8}{9} \times 2\frac{1}{8} \times \frac{3}{{13}} \times \frac{{26}}{{37}} \times 1\frac{9}{{11}} \times \frac{3}{4}$

$ = \frac{{37}}{{34}} \times \frac{{121}}{{12}} \times \frac{8}{9} \times \frac{{17}}{8} \times \frac{3}{{13}} \times \frac{{26}}{{37}} \times \frac{{20}}{{11}} \times \frac{3}{4}$

$ = \frac{{37 \times 11 \times 11 \times 8 \times 17 \times 3 \times 13 \times 2 \times 5 \times 4 \times 3}}{{17 \times 2 \times 4 \times 3 \times 9 \times 8 \times 13 \times 37 \times 11 \times 4}}$

$ = \frac{{11 \times 5}}{3} = \frac{{55}}{3}$

 

Tính:

a) A = $\frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + \frac{1}{{56}} + \frac{1}{{72}} + \frac{1}{{90}}$

b) B = $\frac{3}{{1 \times 3}} + \frac{3}{{3 \times 5}} + \frac{3}{{5 \times 7}} + ..... + \frac{3}{{99 \times 101}}$

Phương pháp giải

Đưa về loại toán dãy phân số có tử số bằng hiệu hai thừa số ở mẫu số.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) $A = \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{42}} + \frac{1}{{56}} + \frac{1}{{72}} + \frac{1}{{90}}$

$ = \frac{1}{{4 \times 5}} + \frac{1}{{5 \times 6}} + \frac{1}{{6 \times 7}} + \frac{1}{{7 \times 8}} + \frac{1}{{8 \times 9}} + \frac{1}{{9 \times 10}}$

$ = \frac{1}{4} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{6} + \frac{1}{6} - \frac{1}{7} + \frac{1}{7} - \frac{1}{8} + \frac{1}{8} - \frac{1}{9} + \frac{1}{9} - \frac{1}{{10}}$

$ = \frac{1}{4} - \frac{1}{{10}} = \frac{3}{{20}}$

 

b) B = $\frac{3}{{1 \times 3}} + \frac{3}{{3 \times 5}} + \frac{3}{{5 \times 7}} + ..... + \frac{3}{{99 \times 101}}$

$ = \frac{3}{2} \times \left( {\frac{2}{{1 \times 3}} + \frac{2}{{3 \times 5}} + \frac{2}{{5 \times 7}} + .... + \frac{2}{{99 \times 101}}} \right)$

$ = \frac{3}{2} \times \left( {1 - \frac{1}{3} + \frac{1}{3} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{7} + .... + \frac{1}{{99}} - \frac{1}{{101}}} \right)$

$ = \frac{3}{2} \times \left( {1 - \frac{1}{{101}}} \right)$

$ = \frac{3}{2} \times \frac{{100}}{{101}} = \frac{{150}}{{101}}$

Tính nhanh:

a) $\frac{{6 \times 7 \times 8 \times 9 \times 10 \times 11}}{{22 \times 20 \times 18 \times 16 \times 14 \times 12}}$

b) $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{5}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{6}} \right)$

Phương pháp giải

a) Tách mẫu số thành tích của các thừa số thích hợp rồi rút gọn phân số

b) Tính các phép tính trong ngoặc rồi rút gọn phân số.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) $\frac{{6 \times 7 \times 8 \times 9 \times 10 \times 11}}{{22 \times 20 \times 18 \times 16 \times 14 \times 12}}$

$ = \frac{{6 \times 7 \times 8 \times 9 \times 10 \times 11}}{{11 \times 2 \times 10 \times 2 \times 9 \times 2 \times 8 \times 2 \times 7 \times 2 \times 6 \times 2}}$

$ = \frac{1}{{2 \times 2 \times 2 \times 2 \times 2 \times 2}}$

$ = \frac{1}{{64}}$

 

b) $\left( {1 - \frac{1}{2}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{3}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{4}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{5}} \right) \times \left( {1 - \frac{1}{6}} \right)$

$ = \frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times \frac{3}{4} \times \frac{4}{5} \times \frac{5}{6}$

$ = \frac{1}{6}$

Tính nhanh:

a) $\frac{{2006 \times 2005 - 1}}{{2004 \times 2006 + 2005}}$

 

b) $\frac{{1999 \times 2001 - 1}}{{1998 + 1999 \times 2000}} \times \frac{7}{5}$

 

c) $\frac{{1313}}{{2121}} \times \frac{{165165}}{{143143}} \times \frac{{424242}}{{151515}}$

 

d) $\frac{{1995 \times 1993 - 18}}{{1975 + 1993 \times 1994}}$

Phương pháp giải

- Tách 1 thừa số ở tử số thành tổng của 1 với một số.

- Sử dụng tính chất nhân một số với một tổng

- Biến đổi và rút gọn phân số

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) $\frac{{2006 \times 2005 - 1}}{{2004 \times 2006 + 2005}} = \frac{{2006 \times (2004 + 1) - 1}}{{2004 \times 2006 + 2005}}$

$ = \frac{{2006 \times 2004 + 2006 - 1}}{{2004 \times 2006 + 2005}}$

$ = \frac{{2006 \times 2004 + 2005}}{{2004 \times 2006 + 2005}} = 1$

 

b) $\frac{{1999 \times 2001 - 1}}{{1998 + 1999 \times 2000}} \times \frac{7}{5} = \frac{{1999 \times \left( {2000 + 1} \right) - 1}}{{1998 + 1999 \times 2000}} \times \frac{7}{5}$

$ = \frac{{1999 \times 2000 + 1999 - 1}}{{1998 + 1999 \times 2000}} \times \frac{7}{5}$

$ = \frac{{1999 \times 2000 + 1998}}{{1998 + 1999 \times 2000}} \times \frac{7}{5}$

$ = 1 \times \frac{7}{5} = \frac{7}{5}$

 

c) $\frac{{1313}}{{2121}} \times \frac{{165165}}{{143143}} \times \frac{{424242}}{{151515}} = \frac{{13}}{{21}} \times \frac{{165}}{{143}} \times \frac{{42}}{{15}}$

$ = \frac{{13}}{{21}} \times \frac{{15 \times 11}}{{13 \times 11}} \times \frac{{21 \times 2}}{{15}} = 2$

 

d) $\frac{{1995 \times 1993 - 18}}{{1975 + 1993 \times 1994}} = \frac{{\left( {1994 + 1} \right) \times 1993 - 18}}{{1975 + 1993 \times 1994}}$

       $ = \frac{{1994 \times 1993 + 1993 - 18}}{{1975 + 1993 \times 1994}}$

       $ = \frac{{1994 \times 1993 + 1975}}{{1975 + 1993 \times 1994}} = 1$

Hãy chứng tỏ rằng các phân số sau bằng nhau:

a) $\frac{{123}}{{127}} = \frac{{123123}}{{127127}}$

b) $\frac{{13}}{{15}} = \frac{{1313}}{{1515}} = \frac{{131313}}{{151515}}$

Phương pháp giải

Chia cả tử mẫu mẫy của phân số thứ nhất cho cùng một số ta được phân số thứ hai.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) $\frac{{123123}}{{127127}} = \frac{{123 \times 1001}}{{127 \times 1001}} = \frac{{123}}{{127}}$

 

b) $\frac{{1313}}{{1515}} = \frac{{13 \times 101}}{{15 \times 101}} = \frac{{13}}{{15}}$

$\frac{{131313}}{{151515}} = \frac{{13 \times 10\,101}}{{15 \times 10\,101}} = \frac{{13}}{{15}}$

Vậy $\frac{{13}}{{15}} = \frac{{1313}}{{1515}} = \frac{{131313}}{{151515}}$

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 4

Môn Tiếng Anh lớp 4

Lời giải và bài tập Lớp 4 đang được quan tâm

Bài 3 : Hai người thợ dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. Hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu mét vải? DẠNG 3 Bài 2 : Tìm hai số có tổng bằng 412, biết rằng nếu thêm một chữ số 3 vào bên trái số bé thì ta được số lớn. DẠNG 3 Bài 1 : Hai hộp bi có tổng cộng 155 viên bi, biết rằng nếu thêm vào hộp bi thứ nhất 8 viên bi và thêm vào hộp thứ hai 17 viên bi thì hai hộp có số bi bằng nhau. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên bi? DẠNG 2 Bài 3 : Hồng có nhiều hơn Huệ 16 000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5 000 đồng và Huệ có thêm 11 000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70 000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền? DẠNG 2 Bài 2 : Một nhà máy có hai tổ công nhân, tổ Một có nhiều hơn tổ Hai 18 công nhân, biết rằng nếu nhà máy có thêm 8 công nhân thì nhà máy sẽ có 100 công nhân. Hỏi mỗi tổ công nhân có bao nhiêu người? DẠNG 2 Bài 1 : Bố hơn con 31 tuổi, biết rằng bốn năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 51 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. Dạng 1 Bài 2 : Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 2 tấn 56kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch nhiều hơn thửa ruộng thứ hai là 3 tạ. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc. Dạng 1 Bài 1 : Cả hai ngày cửa hàng bán được 458 tạ gạo. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán bao nhiêu tạ gạo. Biết ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 24 tạ gạo. Bài 16 : Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở nhiều hơn trung bình cộng ba xe là 10 tấn hàng. Hỏi xe thứ ba chở bao nhiêu tấn hàng? Bài 15 : Một người đi từ quê ra thành phố. Nếu chia quãng đường thành 3 phần bằng nhau thì trong $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu người ấy đi bằng xe đạp với vận tốc 15km/giờ, $\frac{1}{3}$ quãng đường thứ

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm