[Toán nâng cao lớp 4] Bài tập tự luyện: Các bài toán về trung bình cộng - Toán nâng cao lớp 4

Hướng dẫn học bài: Bài tập tự luyện: Các bài toán về trung bình cộng - Toán nâng cao lớp 4 - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Toán nâng cao lớp 4 Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở nhiều hơn trung bình cộng ba xe là 10 tấn hàng. Hỏi xe thứ ba chở bao nhiêu tấn hàng?

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ

- Tìm số tấn hàng xe thứ nhất và thứ hai chở

- Trung bình cộng = (số tấn hàng xe thứ nhất và thứ hai chở + 10) : 2

- Tìm số tấn hàng xe thứ ba chở

Lời giải của GV 

Ta có sơ đồ:

Xe thứ nhất và xe thứ hai chở số tấn hàng là: 25 + 35 = 60 (tấn)

Trung bình cộng mỗi xe chở số tấn hàng là: (60 + 10) : 2 = 35 (tấn)

Xe thứ ba chở số tấn hàng là: 35 + 10 = 45 (tấn)

              Đáp số: 45 tấn hàng

Một người đi từ quê ra thành phố. Nếu chia quãng đường thành 3 phần bằng nhau thì trong $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu người ấy đi bằng xe đạp với vận tốc 15km/giờ, $\frac{1}{3}$ quãng đường thứ hai người ấy đi với vận tốc 12 km/giờ và $\frac{1}{3}$ quãng đường cuối cùng người ấy đi bằng ô tô với vận tốc 60 km/giờ.

Tính vận tốc trung bình người ấy đi từ quê ra thành phố.

Phương pháp giải

- Tìm thời gian đi 1 km quãng đường thứ nhất

- Tìm thời gian đi 1 km quãng đường thứ hai

- Tìm thời gian đi 1 km quãng đường thứ ba

- Tìm thời gian trung bình đi 3 km trên cả quãng đường 

- Tìm vận tốc trung bình người ấy đi từ quê ra thành phố 

Lời giải của GV 

Thời gian đi 1 km quãng đường thứ nhất hết $\frac{1}{{15}}$ giờ

Thời gian đi 1 km quãng đường thứ hai hết $\frac{1}{{12}}$ giờ

Thời gian đi 1 km quãng đường thứ ba hết $\frac{1}{{60}}$ giờ

Thời gian trung bình đi 3 km trên cả quãng đường là $\frac{1}{{15}} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{60}} = \frac{1}{6}$ (giờ)

Vận tốc trung bình người ấy đi từ quê ra thành phố là: $3:\frac{1}{6} = 18$ (km/giờ)

Đáp số: 18 km/giờ

Bác An đi bằng ô tô từ Hà Nội về quê. Nửa quãng đường đầu xe chạy với vận tốc 60km/giờ, nửa quãng đường sau xe chạy với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô chạy trên quãng đường đó?

Phương pháp giải

- Tìm thời gian để ô tô chạy được 1 km trên nửa quãng đường đầu 

- Tìm thời gian để ô tô chạy được 1 km trên nửa quãng đường sau

- Tìm thời gian trung bình để ô tô chạy được 2 km trên cả quãng đường 

- Tìm vận tốc trung bình của ô tô chạy trên cả quãng đường 

Lời giải của GV 

Thời gian để ô tô chạy được 1 km trên nửa quãng đường đầu là:

$1:60 = \frac{1}{{60}}$ (giờ)Thời gian để ô tô chạy được 1 km trên nửa quãng đường sau là:

$1:40 = \frac{1}{{40}}$ (giờ)

Thời gian trung bình để ô tô chạy được 2 km trên cả quãng đường đó là:

$\frac{1}{{60}} + \frac{1}{{40}} = \frac{1}{{24}}$ (giờ)

Vận tốc trung bình của ô tô chạy trên cả quãng đường đó là:

$2:\frac{1}{{24}} = 48$ (km/giờ)

Đáp số: 48 km/giờ

Khối lớp 4 của trường tiểu học Kim Liên tham gia trồng cây trong vườn sinh thái của trường. Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được nhiều hơn lớp 4A 12 cây, lớp 4C trồng ít hơn lớp 4B 5 cây. Lớp 4D trồng được ít hơn trung bình số cây bốn lớp trồng được là 7 cây. Hỏi khối lớp 4 trồng được tất cả bao nhiêu cây?

Phương pháp giải

- Tìm số cây của các lớp 4A, 4B và 4C

- Tìm trung bình cộng số cây của bốn lớp 

- Tìm số cây của lớp 4D

Lời giải của GV 

Lớp 4B trồng được số cây là: 35 + 12 = 47 (cây)

Lớp 4C trồng được số cây là: 47 – 5 = 42 (cây)

Ta có sơ đồ:

Số cây của các lớp 4A, 4B và 4C là: 35 + 47 + 42 = 124 (cây)

Trung bình cộng số cây của bốn lớp là: (124 – 7) : 3 = 39 (cây)

Số cây của lớp 4D là 39 – 7 = 32 (cây)

                  Đáp số: 32 cây

Hai người đi xe gắn máy khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm cách nhau 216 km và đi ngược chiều nhau, họ đi sau 3 giờ thì gặp nhau. Hỏi trung bình một giờ mỗi người đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải

- Tìm tổng số giờ hai người đã đi

- Tìm số km trung bình đi được mỗi giờ

Lời giải của GV 

Từ lúc bắt đầu đi đến lúc hai người gặp nhau thì tổng số thời gian hai người đã đi là:

3 + 3 = 6 (giờ)

Trung bình một giờ, mỗi người đi được:

216 : 6 = 36 (km)

Đáp số: 36 km

Số thứ nhất là 267. Số thứ hai hơn số thứ nhất là 32 đơn vị nhưng kém số thứ ba 51 đơn vị. Số thứ tư hơn trung bình cộng của cả bốn số là 8 đơn vị. Tìm số thứ tư.

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ

- Tìm tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba

- Trung bình cộng = (tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba + 8) : 3

- Tìm số thứ tư

Lời giải của GV 

Số thứ hai là 267 + 32 = 299

Số thứ ba là 299 + 51 = 350

Ta có sơ đồ:

Tổng của số thứ nhất, số thứ hai và số thứ ba là: 267 + 299 + 350 = 916

Số trung bình cộng là: (916 + 8) : 3 = 308

Số thứ tư là: 308 + 8 = 316

       Đáp số: 316

Trung bình cộng của 3 số bằng 24. Nếu gấp số thứ nhất lên 2 lần thì trung bình cộng của chúng bằng 28. Nếu gấp số thứ hai lên 3 lần thì trung bình cộng của chúng bằng 36. Tìm 3 số đó.

Phương pháp giải

- Tìm tổng của 3 số

- Tìm tổng của 2 lần số thứ nhất với số thứ hai và số thứ ba

- Tìm số thứ nhất

- Tìm tổng của 3 lần số thứ hai với số thứ nhất và số thứ ba

- Tìm số thứ hai, số thứ ba

Lời giải của GV 

Tổng của 3 số cần tìm là 24 x 3 = 72

Tổng của 2 lần số thứ nhất với số thứ hai và số thứ ba là: 28 x 3 = 84

Số thứ nhất là 84 – 72 = 12

Tổng của 3 lần số thứ hai với số thứ nhất và số thứ ba là: 36 x 3 = 108

Số thứ hai là: (108 – 72) : 2 = 18

Số thứ ba là: 72 – 12 – 18 = 42

Vậy các số cần tìm là 12, 18 và 42.

Số thứ nhất là 155, số thứ hai là 279. Số thứ ba hơn trung bình cộng của cả ba số là 26 đơn vị. Tìm số thứ ba.

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ

- Tìm tổng của số thứ nhất và số thứ hai

- Tìm trung bình cộng của ba số 

- Tìm số thứ ba

Lời giải của GV 

Ta có sơ đồ:

Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là: 155 + 279 = 434

Trung bình cộng của ba số là: (434 + 26) : 2 = 230

Số thứ ba là: 230 + 26 = 256

       Đáp số: 256

Có 4 bạn chơi bi: An, Bình, Dũng, Minh. Biết An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Dũng có số bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình. Minh có số bi bằng trung bình cộng số bi của cả 4 bạn. Hỏi Minh có bao nhiêu viên bi?

Phương pháp giải

- Tìm số bi của Dũng

- Vẽ sơ đồ

- Tìm số bi của An, Bình và Dũng 

- Số bi của Minh = số bi của An, Bình và Dũng : 3

Lời giải của GV 

Số bi của Dũng là: (18 + 16) : 2 = 17 (viên bi)

Ta có sơ đồ:

Số bi của An, Bình và Dũng là: 18 + 16 + 17 = 51 (viên)

Số bi của Minh là 51 : 3 = 17 (viên bi)

              Đáp số: 17 viên bi

Một lần, Nam, Hùng, Dũng đi câu cá. Dũng câu được 15 con cá, Hùng câu được 11 con cá. Nam câu được số cá đúng bằng trung bình cộng số cá của ba bạn. Hỏi Nam câu được mấy con cá?

Phương pháp giải

- Vẽ sơ đồ

- Số cá của Nam = Tổng số cá của Dũng và Hùng : 2

Lời giải của GV 

Ta có sơ đồ:

Dũng và Hùng câu được số con cá là: 15 + 11 = 26 (con cá)

Ta thấy, số cá của Dũng và Hùng ứng với 2 phần bằng nhau

Vậy Nam câu được số con cá là: 26 : 2 = 13 (con cá)

              Đáp số: 13 con cá

Tìm 10 số lẻ liên tiếp biết trung bình cộng của chúng là 2 316.

Phương pháp giải

Trung bình cộng của 10 số đó bằng một nửa tổng của mỗi cặp số cách đều 2 đầu dãy số.

Lời giải của GV 

10 số lẻ liên tiếp là 10 số cách đều 2 đơn vị.

Vậy trung bình cộng của 10 số đó bằng một nửa tổng của mỗi cặp số cách đều 2 đầu dãy số.

Tổng của cặp số thứ 5 của dãy số (cặp số ở chính giữa dãy số) cũng có trung bình cộng là 2 316 nên số thứ 5 và thứ 6 của dãy số đó là 2 315 và 2 317.

Vậy 10 số đó là: 2 307, 2 309, 2 311, 2 313, 2 315, 2 317, 2 319, 2 321, 2 323, 2 325.

Tìm 7 số chẵn liên tiếp, biết trung bình cộng của chúng là 1 886.

Phương pháp giải

Dãy số cách đều có lẻ số hạng thì trung bình cộng là số ở chính giữa.

Lời giải của GV 

7 số chẵn liên tiếp là 7 số cách đều nhau 2 đơn vị.

Vậy số thứ tư (là số ở chính giữa dãy số) bằng trung bình cộng của 7 số và bằng 1 886.

Vậy 7 số đó là: 1 880 ; 1 882 ; 1 884 ; 1 886 ; 1 888; 1 890, 1 892

Tìm trung bình cộng của tất cả các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2013.

Phương pháp giải

Trung bình cộng của dãy số cách đều = (số đầu + số cuối) : 2

Lời giải của GV 

Trung bình cộng của tất cả các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 2013 là:

       (1 + 2013) : 2 = 1007

                 Đáp số: 1 007

Tìm trung bình cộng của các số lẻ có 3 chữ số.

Phương pháp giải

Trung bình cộng của dãy số cách đều = (số đầu + số cuối) : 2

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các số lẻ có 3 chữ số là 101, 103, 105, …., 999

Trung bình cộng của các số lẻ có 3 chữ số là: (101 + 999) : 2 = 550

Đáp số: 550

Điểm 4 bài kiểm tra môn Toán của bạn Cúc đạt được là 7 ; 8 ; 8 ; 9. Hỏi để điểm trung bình môn Toán tăng lên 0,4 điểm nữa thì bài kiểm tra tiếp theo bạn Cúc phải đạt bao nhiêu điểm?

Phương pháp giải

- Tìm điểm trung bình của 4 bài kiểm tra

- Tìm điểm trung bình sau khi tăng thêm

- Tìm tổng số điểm 5 bài kiểm tra khi đó

- Tìm điểm bài kiểm tra tiếp theo

Lời giải của GV 

Điểm trung bình của 4 bài đã kiểm tra là:

(7 + 8 x 2 + 9) : 4 = 8 (điểm)

Khi tăng điểm trung bình thêm 0,4 điểm thì điểm trung bình của 5 bài kiểm tra môn Toán là:

8 + 0,4 = 8,4 (điểm)

Tổng số điểm của 5 bài kiểm tra sẽ là:

8,4 x 5 = 42 (điểm)

Điểm bài kiểm tra tiếp theo phải đạt là:

42 – 8 x 4 = 10 (điểm)

Đáp số: 10 điểm

Tuổi trung bình của 6 cầu thủ trong đội tuyển bóng chuyền Việt Nam là 24. Nếu không tính tuổi đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn lại là 23. Tính tuổi của đội trưởng?

Phương pháp giải

- Tìm tuổi của 6 cầu thủ

- Tìm tuổi của 5 cầu thủ còn lại

- Tìm tuổi của đội trưởng

Lời giải của GV 

Tổng số tuổi của 6 cầu thủ là:

24 x 6 = 144 (tuổi)

Nếu không tính tuổi đội trưởng thì tổng số tuổi của 5 cầu thủ còn lại là:

23 x 5 = 115 (tuổi)

Số tuổi của đội trưởng là:

144 – 115 = 29 (tuổi)

Đáp số: 29 tuổi

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 4

Môn Tiếng Anh lớp 4

Lời giải và bài tập Lớp 4 đang được quan tâm

Bài 3 : Hai người thợ dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. Hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu mét vải? DẠNG 3 Bài 2 : Tìm hai số có tổng bằng 412, biết rằng nếu thêm một chữ số 3 vào bên trái số bé thì ta được số lớn. DẠNG 3 Bài 1 : Hai hộp bi có tổng cộng 155 viên bi, biết rằng nếu thêm vào hộp bi thứ nhất 8 viên bi và thêm vào hộp thứ hai 17 viên bi thì hai hộp có số bi bằng nhau. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên bi? DẠNG 2 Bài 3 : Hồng có nhiều hơn Huệ 16 000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5 000 đồng và Huệ có thêm 11 000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70 000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền? DẠNG 2 Bài 2 : Một nhà máy có hai tổ công nhân, tổ Một có nhiều hơn tổ Hai 18 công nhân, biết rằng nếu nhà máy có thêm 8 công nhân thì nhà máy sẽ có 100 công nhân. Hỏi mỗi tổ công nhân có bao nhiêu người? DẠNG 2 Bài 1 : Bố hơn con 31 tuổi, biết rằng bốn năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 51 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. Dạng 1 Bài 2 : Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 2 tấn 56kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch nhiều hơn thửa ruộng thứ hai là 3 tạ. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc. Dạng 1 Bài 1 : Cả hai ngày cửa hàng bán được 458 tạ gạo. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán bao nhiêu tạ gạo. Biết ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 24 tạ gạo. Bài 16 : Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở nhiều hơn trung bình cộng ba xe là 10 tấn hàng. Hỏi xe thứ ba chở bao nhiêu tấn hàng? Bài 15 : Một người đi từ quê ra thành phố. Nếu chia quãng đường thành 3 phần bằng nhau thì trong $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu người ấy đi bằng xe đạp với vận tốc 15km/giờ, $\frac{1}{3}$ quãng đường thứ

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm