[Toán nâng cao lớp 4] Bài tập tự luyện: Các phép tính với số tự nhiên, biểu thức - Toán nâng cao lớp 4
Hướng dẫn học bài: Bài tập tự luyện: Các phép tính với số tự nhiên, biểu thức - Toán nâng cao lớp 4 - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Toán nâng cao lớp 4 Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Điền các số tự nhiên vào ô trống sao cho tổng các số trong 3 ô liên tiếp bằng 267.
Ta có: 98 + ô 2 + ô 3 = 267
ô 2 + ô 3 + ô 4 = 267
Vậy ô 4 = 98
Lại có: ô 3 + ô 4 + ô 5 = 267
ô 3 + 98 + 66 = 267
ô 3 = 103
Ta có: ô 1 + ô 2 + ô 3 = 267
98 + ô 2 + 103 = 267
ô 2 + 201 = 267
ô 2 = 66
Tiến hành tương tự ta tìm được các ô còn lại và được kết quả như sau:
Khi nhân 234 với một số tự nhiên, do sơ suất, một học sinh đã đổi chỗ chữ số hàng nghìn với hàng chục và chữ số hàng đơn vị với hàng trăm của số tự nhiên đó nên được kết quả là 2 250 846. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
- Tìm thừa số thứ hai khi viết nhầm
- Tìm thừa số đúng
- Tìm tích đúng
Thừa số thứ hai khi viết nhầm là:
2 250 846 : 234 = 9 619
Thừa số đúng là 1 996
Tích đúng là:
234 x 1996 = 467 064
Đáp số: 467 064
An mua 4 chiếc bút và 7 quyển sách hết 209 000 đồng. Bình mua 2 chiếc bút và 5 quyển sách cùng loại của An hết 139 000 đồng. Hỏi giá 1 chiếc bút? 1 quyển sách?
- Tìm số tiền nếu Bình mua 4 chiếc bút và 10 quyển sách
- Tìm số tiền 1 quyển sách
- Tìm số tiền 1 chiếc bút
Nếu Bình mua 4 chiếc bút và 10 quyển sách thì phải trả số tiền là:
139 000 x 2 = 278 000 (đồng)
Khi đó ta có:
4 chiếc bút + 7 quyển sách giá 209 000 đồng
4 chiếc bút + 10 quyển sách giá 278 000 đồng
Ta có 10 – 3 = 7 (quyển sách)
3 quyển sách có giá là:
278 000 – 209 000 = 69 000 (đồng)
Giá 1 quyển sách là:
69 000 : 3 = 23 000 (đồng)
Giá tiền của 5 quyển sách là:
23 000 x 5 = 115 000 (đồng)
Giá tiền của 1 chiếc bút là:
(139 000 – 115 000) : 2 = 12 000 (đồng)
Đáp số: 1 chiếc bút: 12 000 đồng
1 quyển sách: 23 000 đồng
Người ta cần chuyển một số lít nước mắm, đầu tiên số lít nước mắm được chứa trong các thùng 20 lít, nhưng sau đó lại rót sang các thùng 5 lít thì thấy số thùng 5 lít nhiều hơn số thùng 20 lít là 27 thùng. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít nước mắm?
- Tìm số thùng 5 lít gấp thùng 20 lít bao nhiêu lần
- Vẽ sơ đồ
- Tìm số thùng 20 lít
- Tìm số lít nước mắm có tất cả
Số thùng 5 lít gấp số thùng 20 lít là:
20 : 5 = 4 (lần)
Ta có sơ đồ:
Số thùng 20 lít là
27 : (4 – 1) = 9 (thùng)
Số lít nước mắm có tất cả là:
20 x 9 = 180 (lít)
Đáp số: 180 lít
Khi trừ một số tự nhiên đi 223, do sơ suất, một học sinh đã viết nhầm số trừ là 23 đồng thời viết nhầm dấu trừ thành dấu cộng nên nhận được kết quả bằng 1462. Tìm kết quả đúng của phép tính đó.
- Tìm số bị trừ (hay số hạng thứ nhất trong phép tính viết nhầm)
- Tìm kết quả đúng của phép tính
Số bị trừ (hay số hạng thứ nhất trong phép tính viết nhầm) là:
1462 – 23 = 1439
Kết quả đúng của phép tính đó là:
1439 – 223 = 1216
Đáp số: 1216
Một học sinh khi làm phép nhân, đáng lẽ phải nhân với 103 nhưng quên viết số 0 ở thừa số thứ hai nên tích giảm đi 37 080 đơn vị. Hỏi bạn đó định nhân số nào với 103.
- Thực chất học sinh đã nhân thừa số thứ nhất với 13
- Tìm thừa số thứ nhất
Thực chất học sinh đã nhân thừa số thứ nhất với 13 nên tích giảm đi số lần là:
103 – 13 = 90 (lần)
Tích giảm đi 37 080 đơn vị bằng 90 lần thừa số thứ nhất
Thừa số thứ nhất là:
37 080 : 90 = 412
Đáp số: 412
Tổng của hai số tự nhiên là 1073. Nếu tăng số hạng thứ nhất lên 5 lần và tăng số hạng thứ hai lên 8 lần thì được tổng là 7 948. Tìm hai số đó.
- Tìm kết quả nếu tăng cả hai số hạng lên 5 lần
- Tìm ba lần số hạng thứ hai
- Tìm số hạng thứ hai, số hạng thứ nhất
Nếu tăng cả hai số hạng lên 5 lần ta được tổng là:
5 x 1 073 = 5 365
Ba lần số hạng thứ hai là:
7 948 – 5 365 = 2 583
Số hạng thứ hai là:
2 583 : 3 = 861
Số hạng thứ nhất là:
1 073 – 861 = 212
Đáp số: 861 và 212
Khi nhân một số có ba chữ số với 207, một học sinh đã đặt phép tính như sau:
Và được kết quả bằng 3 861. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
- Theo cách đặt tính trên thì học sinh đó đã nhân thừa số thứ nhất với 27.
- Tìm thừa số thứ nhất
- Tìm tích đúng
Theo cách đặt tính trên thì học sinh đó đã nhân thừa số thứ nhất với 27.
Thừa số thứ nhất là:
3 861 : 27 = 143
Tích đúng của phép nhân đó là:
143 x 207 = 29 601
Đáp số: 29 601
Khi trừ 4012 đi một số tự nhiên có ba chữ số, do sơ suất, một học sinh đã đặt phép tính như sau:
Vì vậy kết quả của phép tính đã tăng thêm 2981 đơn vị. Tìm kết quả đúng.
- Theo cách đặt tính thì học sinh đó đã cộng 4012 với 10 lần số abc.
- Tìm xem 2981 gấp abc bao nhiêu lần
- Tìm abc
- Tìm hiệu đúng
Theo cách đặt tính thì học sinh đó đã cộng 4012 với 10 lần số abc.
Vậy 2981 gấp abc số lần là:
10 + 1 = 11 (lần)
Số có ba chữ số đó là:
2981 : 11 = 271
Kết quả đúng của phép tính đó là:
4012 – 271 = 3741
Đáp số: 3741
Khi cộng 3054 với một số tự nhiên có 2 chữ số, do sơ suất, một học sinh đã đặt phép tính như sau:
Vì vậy kết quả của phép tính giảm đi 1313 đơn vị. Tìm kết quả đúng của phép tính đó.
- Theo cách đặt tính thì học sinh đó đã trừ 3054 cho 100 lần ab.
- Tìm xem 1313 gấp ab bao nhiêu lần
- Tìm ab
- Tìm tổng đúng
Theo cách đặt tính thì học sinh đó đã trừ 3054 cho 100 lần ab.
Vậy 1313 gấp ab số lần là:
100 + 1 = 101 (lần)
Số ab đó là:
1313 : 101 = 13
Kết quả đúng của phép tính đó là:
3 054 + 13 = 3 067
Đáp số: 3 067
Khi cộng một số tự nhiên với 107, một học sinh đã viết nhầm số hạng thứ hai thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của số đó.
- Tìm số hạng thứ nhất = Tổng - số hạng kia
- Tìm tổng đúng của phép tính
Số hạng thứ nhất là:
1996 – 1007 = 989
Tổng đúng của phép tính đó là:
989 + 107 = 1 096
Đáp số: 1 096
Tìm số bị chia và số chia của một phép chia, biết rằng số bị chia gấp 11 lần thương và thương bằng 5 lần số chia.
- Số bị chia gấp 11 lần thương nên số chia bằng 11.
- Từ đó tìm thương và số bị chia
Số bị chia gấp 11 lần thương nên số chia bằng 11.
Vì thương gấp 5 lần số chia nên thương của phép chia đó là:
11 x 5 = 55
Số bị chia là:
11 x 55 = 605
Đáp số: Số bị chia: 605
Số chia: 11
Khi chia một số tự nhiên cho 41, một học sinh đã viết nhầm chữ số hàng trăm của số bị chia là 8 thành 3 và chữ số hàng đơn vị là 3 thành 8 nên được thương là 155 và dư 3. Tìm thương đúng và số dư trong phép chia đó.
- Tìm số bị chia trong phép chia viết nhầm
- Tìm số bị chia trong phép chia đúng
- Tìm phép chia đúng
Số bị chia trong phép chia viết nhầm là:
41 x 155 + 3 = 6 358
Số bị chia trong phép chia đúng là 6 853
Phép chia đúng là:
6 853 : 41 = 167 (dư 6)
Đáp số: Thương: 167; số dư: 6
Khi nhân một số tự nhiên với 106, do sơ suất, một học sinh đã đặt phép tính như sau:
Vì vậy nhận được kết quả bằng 3 408. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
- Theo cách đặt tính trên thì học sinh đó đã nhân thừa số thứ nhất với 16.
- Tìm thừa số thứ nhất
- Tìm tích đúng
Theo cách đặt tính trên thì học sinh đó đã nhân thừa số thứ nhất với 16.
Thừa số thứ nhất là:
3 408 : 16 = 213
Tích đúng của phép nhân đó là:
213 x 106 = 22 578
Đáp số: 22 578
Khi nhân một số tự nhiên với 6 789, bạn Mận đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng nên được kết quả là 296 280. Hãy tìm tích đúng của phép nhân đó?
- Tìm tích sai gấp bao nhiêu lần thừa số thứ nhất
- Tìm thừa số thứ nhất
- Tìm tích đúng
Khi đặt cách tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng tức là Mận đã lấy thừa số thứ nhất lần lượt nhân với 9 ; 8 ; 7 và 6 rồi cộng các kết quả lại.
Do 9 + 8 + 7 + 6 = 30 nên tích sai lúc này bằng 30 lần thừa số thứ nhất.
Thừa số thứ nhất là:
296 280 : 30 = 9 876
Tích đúng của phép nhân đó là:
9 876 x 6 789 = 67 048 164
Đáp số: 67 048 164
Khi nhân một số tự nhiên với 218, do sơ suất, một học sinh đã đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị của thừa số thứ hai. Vì vậy kết quả của phép tính đã tăng thêm 20 475 đơn vị. Tìm tích đúng của phép nhân đó.
- Tìm thừa số thứ hai tăng bao nhiêu lần khi đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị
- Tìm thừa số thứ nhất và tích đúng
Khi đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị, thừa số thứ hai tăng là:
281 – 218 = 63 (lần)
Như vậy tích sẽ tăng thêm 63 lần thừa số thứ nhất.
Thừa số thứ nhất là:
20 475 : 63 = 325
Tích đúng của phép nhân đó là:
325 x 218 = 70 850
Đáp số: 70 850
Trong một phép chia, nếu ta lấy số bị chia chia 2 lần số chia ta được 6, nếu ta lấy số bị chia chia cho 3 lần số thương ta cũng được 6. Em hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia đầu tiên?
- Dựa vào thông tin đề bài để tìm thương và số chia ban đầu
- Số bị chia = thương x số chia
Khi giữ nguyên số bị chia và tăng số chia lên 2 lần thương sẽ giảm xuống 2 lần.
Vậy thương của phép chia ban đầu là 6 x 2 = 12
Khi chia số bị chia cho 3 lần số thương ta được kết quả là một số kém số chia 3 lần.
Vậy số chia của phép chia đầu tiên là:
6 x 3 = 18
Số bị chia của phép chia đầu tiên là:
12 x 18 = 216
Đáp số: Số bị chia: 216; số chia: 18
Tìm hai số có tổng bằng 140, biết rằng nếu gấp số thứ nhất lên 5 lần và gấp số thứ hai lên 3 lần thì được tổng mới bằng 516.
- Tìm tổng mới khi gấp số thứ nhất lên 3 lần và gấp số thứ hai lên 3 lần
- Tìm số thứ nhất, số thứ hai
Nếu gấp số thứ nhất lên 3 lần và gấp số thứ hai lên 3 lần thì ta được tổng mới là:
140 x 3 = 420
Hai lần số thứ nhất là:
516 – 420 = 96
Số thứ nhất là:
96 : 2 = 48
Số thứ hai là:
140 – 48 = 92
Đáp số: 48 ; 92
Hai số có hiệu bằng 133, nếu lấy số bị trừ cộng số trừ cộng hiệu của chúng thì được 432. Tìm hai số đó.
Dựa vào thông tin ở đề bài, lập biểu thức liên quan đến số bị trừ, số trừ và hiệu
Theo đề bài ta có:
Số bị trừ + Số trừ + Hiệu = 432
Số bị trừ + Số bị trừ = 432
Số bị trừ x 2 = 432
Số bị trừ = 432 : 2 = 216
Số trừ bằng: 216 – 133 = 83
Đáp số: 216 ; 83
Tìm hai số có tổng bằng 1149 và nếu gấp số bé lên 3 lần và giữ nguyên số lớn thì được tổng mới bằng 2061.
Khi số bé được gấp 3 lần thì số bé được thêm vào một số bằng 2 lần bản thân nó và khi đó tổng mới sẽ hơn tổng ban đầu một số bằng 2 lần số bé.
Khi số bé được gấp 3 lần thì số bé được thêm vào một số bằng 2 lần bản thân nó và khi đó tổng mới sẽ hơn tổng ban đầu một số bằng 2 lần số bé.
Hai lần số bé bằng:
2061 – 1149 = 912
Số bé bằng:
912 : 2 = 456
Số lớn bằng:
1149 – 456 = 693
Đáp số: 693 ; 456
Tìm tổng của hai số biết hiệu của chúng bằng 248 và hiệu đó bằng $\frac{1}{3}$ số bé.
- Số bé = hiệu x 3
- Tìm số lớn và tổng hai số
Số bé là:
248 x 3 = 744
Số lớn là:
248 + 744 = 992
Tổng cần tìm là:
992 + 744 = 1736
Đáp số: 1736