[SGK Toán Lớp 7 Kết nối tri thức] Bài tập cuối chương VII
Bài tập cuối chương VII là một bài học tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được học trong toàn bộ chương VII. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào các bài tập đa dạng, từ dễ đến khó, nhằm chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Bài học sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng hiểu biết, phân tích, vận dụng của học sinh về những nội dung quan trọng nhất của chương.
2. Kiến thức và kỹ năngQua bài tập cuối chương VII, học sinh sẽ:
Kiến thức: Hệ thống lại các khái niệm, định nghĩa, công thức, quy tắc, nguyên lý chính đã học trong chương VII. Học sinh sẽ ôn lại các kiến thức trọng tâm như: ... (Cần điền vào các kiến thức cụ thể của chương VII). Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán, bài tập thực tế. Đặc biệt, học sinh sẽ được rèn kỹ năng: Phân tích bài toán. Xác định các yếu tố cần thiết. Lựa chọn phương pháp giải phù hợp. Thực hiện các phép tính chính xác. Viết lời giải chi tiết và rõ ràng. Kiểm tra kết quả. 3. Phương pháp tiếp cậnBài học sẽ được tổ chức theo phương pháp kết hợp giữa ôn tập lý thuyết và thực hành giải bài tập.
Phần 1 (Ôn tập lý thuyết): Gồm các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, phân loại kiến thức trọng tâm của chương. Phần 2 (Thực hành giải bài tập): Bài tập được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, giúp học sinh làm quen dần với các dạng bài tập khác nhau. Sẽ có các bài tập vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề. Phần 3 (Thảo luận nhóm): Bài tập sẽ được phân thành nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến, giúp học sinh tích cực hơn trong quá trình học tập. Phần 4 (Giải đáp thắc mắc): Giáo viên sẽ hướng dẫn giải chi tiết các bài tập khó, giải đáp các thắc mắc của học sinh. 4. Ứng dụng thực tếKiến thức trong chương VII có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Ví dụ: (Cần điền vào các ví dụ cụ thể của chương VII). Qua việc giải các bài tập, học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của kiến thức đã học.
5. Kết nối với chương trình họcBài tập cuối chương VII là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho các bài học tiếp theo. Kiến thức và kỹ năng trong chương này sẽ là nền tảng cho các chương học sau trong môn {{name
Đề bài
Hai bạn Tròn và Vuông tranh luận với nhau như sau:
Hãy cho biết ý kiến của em và nêu một ví dụ minh họa.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tổng của các đa thức là đa thức có bậc không lớn hơn bậc của các đa thức thành phần
Lời giải chi tiết
Tròn đúng, Vuông sai vì tổng của các đa thức là một đa thức có bậc không lớn hơn bậc của các đa thức thành phần
Đa thức M(x) = x3 + 1 có thể viết được thành tổng của hai đa thức bậc 4 có hệ số cao nhất là 2 số đối nhau.
Ví dụ:
x3 + 1 = (x4 + 1) + (-x4 + x3)
Đề bài
Cho đa thức bậc hai F(x) = ax2 + bx + c, trong đó, a,b và c là những số với a \( \ne \) 0
a) Cho biết a + b + c = 0. Giải thích tại sao x = 1 là một nghiệm của F(x)
b) Áp dụng, hãy tìm một nghiệm của đa thức bậc hai 2x2 – 5x + 3
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Giá trị x = m là 1 nghiệm của đa thức P(x) khi P(m) = 0
Lời giải chi tiết
a) Thay x = 1 vào đa thức F(x), ta có:
F(1) = a.12 + b.1 + c = a+ b + c
Mà a + b + c = 0
Do đó, F(1) = 0. Như vậy x = 1 là một nghiệm của F(x)
b) Ta có: Đa thức 2x2 – 5x + 3 có a = 2 ; b = -5; c = 3 nên a + b + c = 2 + (-5) + 3 = 0
Do đó, đa thức có 1 nghiệm là x = 1
Đề bài
Một hãng taxi quy định giá cước như sau: 0,5 km đầu tiên giá 8 000 đồng; tiếp theo cứ mỗi kilomet giá 11 000 đồng. Giả sử một người thuê xe đi x (km)
a) Chứng tỏ rằng biểu thức biểu thị số tiền mà người đó phải trả là một đa thức. Tìm bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức đó.
b) Giá trị của đa thức tại x = 9 nói lên điều gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Tìm đa thức biểu thị số tiền mà người đó phải trả:
T = số tiền đi 0,5 km đầu tiên + số tiền đi x – 0,5 km tiếp theo.
+ Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất
+ Hệ số cao nhất là hệ số của hạng tử có bậc cao nhất
+ Hệ số tự do là hệ số của hạng tử bậc 0.
b) Thay x = 9 vào đa thức, tìm giá trị của đa thức
Lời giải chi tiết
a) 0,5 km đầu người đó phải trả: 8 000 (đồng)
Quãng đường còn lại người đó đi là: x – 0,5 (km)
Trong x – 0,5 km đó, người đó phải trả: (x – 0,5). 11 000 ( đồng)
Biểu thức biểu thị số tiền mà người đó phải trả là:
T(x) = 8 000 + (x – 0,5). 11 000
= 8 000 + x . 11 000 – 0,5 . 11 000
= 8 000 + 11 000 . x – 5 500
= 11 000 . x + 2 500
Do đó biểu thức biểu thị số tiền mà người đó phải trả là một đa thức.
Bậc của đa thức là: 1
Hệ số cao nhất: 11 000
Hệ số tự do: 2 500
b) Thay x = 9 vào đa thức T(x), ta được:
T(9) = 11 000 . 9 + 2 500 = 101 500
Giá trị này nói lên số tiền mà người đó phải trả khi đi 9 km là 101 500 đồng.
Đề bài
Cho đa thức P(x). Giải thích tại sao nếu có đa thức Q(x) sao cho P(x) = (x – 3) . Q(x) (tức là P(x) chia hết cho x – 3) thì x = 3 là một nghiệm của P(x)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nghiệm của đa thức biến x là giá trị của x mà tại đó, đa thức có giá trị bằng 0.
Lời giải chi tiết
Vì tại x = 3 thì P(x) = (3 – 3) . Q(x) = 0. Q(x) = 0 nên x = 3 là một nghiệm của đa thức P(x)
Đề bài
Cho đa thức A = x4 + x3 – 2x – 2
a) Tìm đa thức B sao cho A + B = x3 + 3x + 1
b) Tìm đa thức C sao cho A – C = x5
c) Tìm đa thức D biết rằng D = (2x2 – 3) . A
d) Tìm đa thức P sao cho A = (x+1) . P
e) Có hay không một đa thức Q sao cho A = (x2 + 1) . Q?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
* Cách cộng (trừ) 2 đa thức:
Cách 1: Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc.
Cách 2: Đặt tính cộng (trừ) sao cho các hạng tử cùng bậc đặt thẳng cột với nhau rồi cộng ( trừ) theo từng cột.
* Cách nhân 2 đa thức:
Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau
Cách 2: Đặt tính nhân:
+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.
+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.
* Muốn chia đa thức A cho đa thức B, ta làm như sau:
Bước 1: Đặt tính chia tương tự như chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của A chia cho hạng tử bậc cao nhất của B.
Bước 2: Lấy A trừ đi tích của B với thương mới thu được ở bước 1
Bước 3: Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của B
Bước 4: Lấy dư thứ nhất trừ đi tích B với thương vừa thu được ở bước 3
Bước 5: Làm tương tự như trên
Đến khi dư cuối cùng có bậc nhỏ hơn bậc của B thì quá trình chia kết thúc.
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
B = (A + B) – A
= (x3 + 3x + 1) – (x4 + x3 – 2x – 2)
= x3 + 3x + 1 – x4 - x3 + 2x + 2
= – x4 + (x3 – x3) + (3x + 2x) + (1 + 2)
= – x4 + 5x + 3.
b) C = A - (A – C)
= x4 + x3 – 2x – 2 – x5
= – x5 + x4 + x3 – 2x – 2.
c) D = (2x2 – 3) . A
= (2x2 – 3) . (x4 + x3 – 2x – 2)
= 2x2 . (x4 + x3 – 2x – 2) + (-3) .(x4 + x3 – 2x – 2)
= 2x2 . x4 + 2x2 . x3 + 2x2 . (-2x) + 2x2 . (-2) + (-3). x4 + (-3) . x3 + (-3). (-2x) + (-3). (-2)
= 2x6 + 2x5 – 4x3 – 4x2 – 3x4 – 3x3 + 6x + 6
= 2x6 + 2x5 – 3x4 + (-4x3 – 3x3) – 4x2+ 6x + 6
= 2x6 + 2x5 – 3x4 – 7x3 – 4x2+ 6x + 6.
d) P = A : (x+1) = (x4 + x3 – 2x – 2) : (x + 1)
Vậy P = x3 - 2
e) Q = A : (x2 + 1)
Nếu A chia cho đa thức x2 + 1 không dư thì có một đa thức Q thỏa mãn
Ta thực hiện phép chia (x4 + x3 – 2x – 2) : (x2 + 1)
Do phép chia có dư nên không tồn tại đa thức Q thỏa mãn