[Tài liệu môn toán 11] Bài toán chuyển động

Bài toán chuyển động - Hướng dẫn chi tiết cho học sinh lớp 11 Tiêu đề Meta: Bài toán chuyển động lớp 11 - Hướng dẫn chi tiết Mô tả Meta: Nắm vững bài toán chuyển động lớp 11 với hướng dẫn chi tiết, các ví dụ minh họa và phương pháp giải nhanh. Học ngay để nâng cao kỹ năng giải toán và đạt điểm cao! 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc giải quyết các bài toán liên quan đến chuyển động, bao gồm các dạng bài về vận tốc, quãng đường và thời gian. Mục tiêu chính của bài học là trang bị cho học sinh các công thức, phương pháp và kỹ thuật cần thiết để giải quyết hiệu quả các bài toán chuyển động, từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh sẽ được làm quen với nhiều trường hợp chuyển động khác nhau, như chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều, chuyển động trên mặt phẳng... Bài học sẽ giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng trong các bài toán chuyển động và cách vận dụng chúng vào việc giải quyết các tình huống thực tế.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ có khả năng:

Hiểu rõ khái niệm vận tốc, quãng đường và thời gian. Vận dụng thành thạo công thức liên hệ giữa vận tốc, quãng đường và thời gian. Phân tích và xác định các thông tin cần thiết trong bài toán. Xác định phương pháp giải phù hợp với từng dạng bài toán chuyển động. Giải quyết các bài toán chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều và chuyển động phức tạp. Vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài toán thực tế. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được tổ chức theo phương pháp kết hợp lý thuyết và thực hành:

Giải thích chi tiết: Các khái niệm về vận tốc, quãng đường, thời gian sẽ được giải thích rõ ràng, dễ hiểu. Ví dụ minh họa: Bài học sẽ cung cấp nhiều ví dụ minh họa, từ đơn giản đến phức tạp, để học sinh có thể hình dung và áp dụng kiến thức. Phân tích từng bước: Mỗi bài toán sẽ được phân tích từng bước, từ việc xác định thông tin đến việc áp dụng công thức và tìm ra lời giải. Bài tập thực hành: Học sinh sẽ được thực hành giải các bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Thảo luận nhóm: Để khuyến khích sự tương tác và học hỏi lẫn nhau, bài học sẽ bao gồm các hoạt động thảo luận nhóm về các bài toán phức tạp. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về bài toán chuyển động có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày, ví dụ như:

Lập kế hoạch di chuyển: Tính toán thời gian di chuyển để đến nơi đúng giờ.
Quản lý thời gian: Phân bổ thời gian hợp lý cho các công việc.
Tính toán quãng đường: Tính toán khoảng cách giữa các địa điểm.
Ứng dụng trong kỹ thuật: Tính toán vận tốc, quãng đường, thời gian trong các bài toán kỹ thuật.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là nền tảng cho việc học các bài toán vật lý và toán học phức tạp hơn trong tương lai. Kiến thức về bài toán chuyển động sẽ được áp dụng trong các bài học về vật lý, như chuyển động thẳng đều, chuyển động biến đổi đều. Hơn nữa, kỹ năng phân tích và giải quyết bài toán chuyển động sẽ giúp học sinh rèn luyện tư duy logic và khả năng suy luận.

6. Hướng dẫn học tập

Để học hiệu quả bài toán chuyển động, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các khái niệm và công thức liên quan.
Làm nhiều bài tập: Thực hành thường xuyên để củng cố kiến thức và kỹ năng.
Phân tích từng bài toán: Xác định rõ thông tin bài toán và phương pháp giải phù hợp.
Tìm kiếm các nguồn tài liệu khác: Sử dụng sách tham khảo, bài giảng trực tuyến để mở rộng kiến thức.
Hỏi đáp với giáo viên và bạn bè: Nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm.
* Thực hành giải các bài toán thực tế: Áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế để hiểu sâu hơn về ứng dụng của bài toán chuyển động.

40 Keywords về Bài toán chuyển động:

1. Vận tốc
2. Quãng đường
3. Thời gian
4. Chuyển động
5. Chuyển động thẳng đều
6. Chuyển động biến đổi đều
7. Công thức chuyển động
8. Phương trình chuyển động
9. Hệ tọa độ
10. Hệ quy chiếu
11. Tốc độ
12. Gia tốc
13. Biến đổi vận tốc
14. Đồ thị vận tốc - thời gian
15. Đồ thị quãng đường - thời gian
16. Chuyển động đều
17. Chuyển động không đều
18. Bài toán vận tốc
19. Bài toán quãng đường
20. Bài toán thời gian
21. Bài toán chuyển động ngược chiều
22. Bài toán chuyển động cùng chiều
23. Bài toán gặp nhau
24. Bài toán đuổi nhau
25. Bài toán chuyển động lên dốc
26. Bài toán chuyển động xuống dốc
27. Bài toán chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
28. Bài toán chuyển động tròn đều
29. Vật lý 11
30. Toán 11
31. Giải toán
32. Phương pháp giải
33. Kỹ thuật giải toán
34. Ví dụ minh họa
35. Bài tập
36. Bài tập nâng cao
37. Thực hành
38. Thảo luận
39. Hướng dẫn học
40. Tài liệu học tập

Bài viết hướng dẫn phương pháp giải bài toán chuyển động thường gặp trong các đề thi trắc nghiệm Toán 12 và đề thi THPT Quốc gia môn Toán.


A. PHẠM VI ỨNG DỤNG
1. Các bài toán về quãng đường. Chẳng hạn:
+ Tính quãng đường mà vật di chuyển sau một khoảng thời gian.
+ Tính quãng đường xa nhất, gần nhất của một đối tượng di chuyển.
+ Tính quãng đường mà một đối tượng có thể đi được trong bài toán chuyển động nhanh dần, chậm dần đều.
2. Tìm gia tốc của một đối tượng chuyển động.
3. Tìm vận tốc tức thời tại một thời điểm, vận tốc lớn nhất, vận tốc nhỏ nhất của đối tượng chuyển động.
… … …


B. CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP
1. Quãng đường của vật A di chuyển trong khoảng thời gian $t$ với vận tốc $v$ là: $s = v.t$ là công thức tính trong chuyển động đều. Tuy nhiên, trong thực tế một đối tượng không thể di chuyển với một vận tốc cố định, bởi lẽ quá trình chuyển động phụ thuộc rất nhiều những yếu tố ngoại cảnh như: bề mặt đường, hình dáng đường, độ dốc … Do đó, thực tế chúng ta có thể tính toán cho một thời điểm nhất định nào đó.
2. Xét mối quan hệ giữa các đại lượng vận tốc, quãng đường và thời gian ta có:
+ Đạo hàm của quãng đường là vận tốc: $s'(t) = v(t).$
+ Nguyên hàm của vận tốc là quãng đường: $s(t) = \int v (t)dt.$
Trong đó: $s(t)$ và $v(t)$ lần lượt là quãng đường và vận tốc tại thời điểm $t.$
3. Xét mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc tại thời điểm $t$ là:
+ Đạo hàm của vận tốc chính là gia tốc: $v'(t) = a(t).$
+ Nguyên hàm của gia tốc chính là vận tốc: $v(t) = \int a (t)dt.$
Trong đó: $a(t)$ và $v(t)$ lần lượt là gia tốc và vận tốc tại thời điểm $t.$


C. CHÚ Ý
Một số trường hợp vật chuyển động nhanh dần đều, chậm dần đều … trong một khoảng thời gian $t \in [a;b]$ thì:
+ Quãng đường vật đi được: $s(t) = \int_a^b v (t)dt.$
+ Vận tốc vật di chuyển: $v(t) = \int_a^b a (t)dt.$


D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1. Một vật chuyển động trên đường thẳng có tọa độ xác định theo phương trình $x = 6 + 7{t^2} + 2{t^3}$ (m). Gia tốc của vật ở thời điểm $t= 2s$ là:
A. $38$ $m/{s^2}.$
B. $9$ $m/{s^2}.$
C. $26$ $m/{s^2}.$
D. $2$ $m/{s^2}.$


Hướng dẫn giải:
Ta có gia tốc là đạo hàm cấp $2$ của chuyển động: $a(t) = x”(t)$ $ = 14 + 12t.$
Vậy gia tốc của vật ở thời điểm $t = 2s$ là: $a(2) = 14 + 12.2 = 38.$
Chọn đáp án A.


Câu 2. Sau khi phát hiện một bệnh dịch, các chuyên gia y tế ước tính số người nhiễm bệnh kể từ ngày xuất hiện bệnh nhân đầu tiên đến ngày thứ $t$ là $f(t) = 45{t^2} – {t^3}$ (kết quả khảo sát được trong tháng $8$ vừa qua). Nếu xem $f'(t)$ là tốc độ truyền bệnh (người/ngày) tại thời điểm $t.$ Hỏi tốc độ truyền bệnh sẽ lớn nhất vào ngày thứ bao nhiêu?
A. $12.$
B. $30.$
C. $20.$
D. $15.$


Hướng dẫn giải:
Tốc độ truyền bệnh (người/ngày) tại thời điểm $t$ là $f'(t) = 90t – 3{t^2}.$
Ta thấy $f'(t)$ là một Parabol có hệ số $a = -3 < 0$ nên $f'(t)$ đạt giá trị lớn nhất khi $t=15$ (s). Khi đó, tốc độ truyền bệnh lớn nhất là $f'(15) = 675.$
Chọn đáp án D.


Câu 3. Một chất điểm chuyển động thẳng trên trục với biểu thức tọa độ $x = \frac{1}{3}{t^3} – 2{t^2} + 6t + 1$ (cm), $t$ tính theo giây (s). Hỏi từ thời điểm $t=0,5s$ đến thời điểm $t=5s$ thì vận tốc lớn nhất của chất điểm là bao nhiêu?
A. ${v_{\max }} = 1$ (cm/s).
B. ${v_{\max }} = \frac{{68}}{3}$ (cm/s).
C. ${v_{\max }} = \frac{{23}}{3}$ (cm/s).
D. ${v_{\max }} = 11$ (cm/s).


Hướng dẫn giải:
Vận tốc tại thời điểm $t$ giây là $v(t) = (x)’$ $ = {t^2} – 4t + 6.$
Lập BBT của hàm số $v(t)$ trên đoạn $[0,5;5].$
$ \Rightarrow {v_{\max }} = 11$ cm/s.
Chọn đáp án D.


Câu 4. Một chất điểm chuyển động thẳng trên trục với biểu thức tọa độ $x = \frac{1}{3}{t^3} – 2{t^2} + 6t + 1$ (cm), $t$ tính theo giây (s). Hỏi từ thời điểm $t = 1s$ đến thời điểm $t = 5s$ thì vận tốc nhỏ nhất của chất điểm là bao nhiêu?
A. ${v_{\min }} = 1$ (cm/s).
B. ${v_{\min }} = 2$ (cm/s).
C. ${v_{\min }} = \frac{{23}}{3}$ (cm/s).
D. ${v_{\min }} = \frac{{13}}{3}$ (cm/s).


Hướng dẫn giải:
Vận tốc tại thời điểm $t$ giây là:
$v(t) = (x)’$ $ = {t^2} – 4t + 6$ $ = {(t – 2)^2} + 2 \ge 2$ $ \Rightarrow {v_{\min }} = 2$ cm/s.
Chọn đáp án B.


Câu 5. Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình $S = \frac{1}{2}\left( {{t^4} + 3{t^2}} \right)$, $t$ được tính bằng giây, $S$ được tính bằng mét. Tìm vận tốc của chuyển động tại $t=4$ (giây).
A. $v = 140$ m/s.
B. $v=150$ m/s.
C. $v= 200$ m/s.
D. $v=0$ m/s.


Hướng dẫn giải:
Ta có vận tốc của chuyển động tại $t$ (giây):
$S'(t) = v(t)$ $ = \left( {\frac{{{t^4}}}{2} + \frac{3}{2}{t^2}} \right)’$ $ = 2{t^3} + 3t$ $ \Rightarrow v(4) = 140$ m/s.
Chọn đáp án A.


Câu 6. Một chất điểm chuyển động theo qui luật $s = 6{t^2} – {t^3}$ (trong đó $t$ là khoảng thời gian tính bằng giây mà chất điểm bắt đầu chuyển động). Tính thời điểm $t$ (giây) mà tại đó vận tốc (m/s) của chuyển động đạt giá trị lớn nhất.
A. $t = 2.$
B. $t=4.$
C. $t=1.$
D. $t=3.$


Hướng dẫn giải:
Ta có vận tốc của chuyển động tại $t$ (giây):
$v(t) = \left( {6{t^2} – {t^3}} \right)’$ $ = 12t – 3{t^2}.$
Suy ra $\max v(t) = 12$ khi $t= 2.$
Chọn đáp án A.


Câu 7. Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là $400$ km. Vận tốc dòng nước là $10$ km/h. Nếu vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên là $v$ (km/h) thì năng lượng tiêu hao của cá trong $t$ giờ được cho bởi công thức $E(v) = c{v^3}t$, trong đó $c$ là một hằng số dương, $E$ được tính bằng jun. Tìm vận tốc của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.
A. $12$ (km/h).
B. $15$ (km/h).
C. $18$ (km/h).
D. $20$ (km/h).


Hướng dẫn giải: Thời gian cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là $400$ km là: $\frac{{400}}{{v – 10}}$ (h).
Suy ra công thức $E(v) = c{v^3}t = c\frac{{400{v^3}}}{{v – 10}}.$
Ta thay thế các đáp án của đề vào ta được bảng sau:

A. $12$ (km/h)$E = 345600c$
B. $15$ (km/h)$E = 270000c$
C. $18$ (km/h)$E = 291600c$
D. $20$ (km/h)$E = 3200000$

Chọn đáp án B.


Câu 8. Một xà lan bơi ngược dòng sông để vượt qua một khoảng cách $30$ km. Vận tốc dòng nước là $6$ km/h. Nếu vận tốc của xà lan khi nước đứng yên là $v$ (km/h) thì lượng dầu tiêu hao của xà lan trong $t$ giờ được cho bởi công thức: $E(v) = c{v^3}t$ trong đó $c$ là một hằng số, $E$ được tính bằng lít. Tìm vận tốc của xà lan khi nước đứng yên để lượng dầu tiêu hao là nhỏ nhất.
A. $v=18$ (km/h).
B. $v = 12$ (km/h).
C. $v= 24$ (km/h).
D. $v = 9$ (km/h).


Hướng dẫn giải:
Thời gian xà lan bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách $30$ km là: $\frac{{30}}{{v – 6}}$ (h).
Suy ra công thức $E(v) = c{v^3}t = c\frac{{30{v^3}}}{{v – 6}}.$
Ta thay thế bốn đáp án của đề vào ta được bảng sau:

A. $18$ (km/h)$E = 14580c$
B. $12$ (km/h)$E = 8640c$
C. $24$ (km/h)$E = 23040c$
D. $9$ (km/h)$E = 7290c$

Chọn đáp án D.


Câu 9. Một con cá hồi bơi ngược dòng để vượt một khoảng cách là $200$ km. Vận tốc của dòng nước là $8$ km/h. Nếu vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên là $v$ (km/h) thì năng lượng tiêu hao của cá trong $t$ giờ được cho bởi công thức: $E(v) = c{v^3}t$ (trong đó $c$ là một hằng số dương, $E$ được tính bằng jun). Tìm vận tốc bơi của cá khi nước đứng yên để năng lượng tiêu hao là ít nhất.
A. $12$ km/h.
B. $9$ km/h.
C. $10$ km/h.
D. $15$ km/h.


Hướng dẫn giải:
Thời gian cá hồi bơi ngược dòng để vượt qua khoảng cách $200$ km là: $\frac{{200}}{{v – 8}}$ (h).
Suy ra công thức $E(v) = c{v^3}t = c\frac{{200{v^3}}}{{v – 8}}.$
Ta thay thế các đáp án của đề vào ta được bảng sau:

A. $12$ (km/h)$E = 86400c$
B. $9$ (km/h)$E =145800c$
C. $10$ (km/h)$E = 100000c$
D. $15$ (km/h)$E = 96 429c$

Chọn đáp án A.


Câu 10. Một đoàn tàu chuyển động thẳng khởi hành từ một nhà ga. Quãng đường $S(t)$ đi được của đoàn tàu là một hàm số của thời gian $t$ (s), hàm số đó là $S(t) = 6{t^2} – {t^3}.$ Thời điểm $t$ (s) mà tại đó vận tốc $v$ (m/s) của chuyển động đạt giá trị lớn nhất là:
A. $t = 6s.$
B. $t = 4s.$
C. $t = 2s.$
D. $t = 5s.$


Hướng dẫn giải:
Ta có $v(t) = S'(t)$ $ = 12t – 3{t^2}$ $ = f(t)$ và $f'(t) = 12 – 6t = 0$ $ \Leftrightarrow t = 2.$
Chọn đáp án C.


Câu 11. Một đoàn tàu chuyển động thẳng khởi hành từ một nhà ga. Biết quãng đường đi được của đoàn tàu là một hàm số theo thời gian $y = f(t)$ $ = {t^3} – 3{t^2} + 9t + 35.$ Tính vận tốc lớn nhất đạt được trong thời gian từ khi khởi hành đến $5$ giờ sau đó (biết đơn vị vận tốc là km/h).
A. $35$ (km/h).
B. $130$ (km/h).
C. $42$ (km/h).
D. $54$ (km/h).


Hướng dẫn giải:
Ta có vận tốc đoàn tàu là hàm số theo thời gian $y = g(t)$ $ = f'(t) = 3{t^2} – 6t + 9.$
Xét trên đoạn $[0;5]$, ta có $g'(t) = 0$ $ \Leftrightarrow t = 1$ $ \Rightarrow \max g(5) = 54$ km/h.
Vậy vận tốc lớn nhất đạt được trong thời gian từ khi khởi hành đến $5h$ sau đó là $54$ km/h.
Chọn đáp án D.


Câu 12. Một nhà sản xuất máy ghi âm với chi phí là $40$ đôla/cái. Ông ước tính rằng nếu máy ghi âm bán được với giá $x$ đôla/cái thì mỗi tháng khách hàng sẽ mua $(120-x)$ cái. Biểu diễn lợi nhuận hàng tháng của nhà sản xuất bằng một hàm theo giá bán (gọi hàm lợi nhuận là $f(x)$ và giá bán là $x$), khi đó hàm cần tìm là:
A. $f(x) = – {x^2} + 120x.$
B. $f(x) = – {x^2} + 120x + 40.$
C. $f(x) = {x^2} – 120x + 40.$
D. $f(x) = – {x^2} + 160x – 4800.$


Hướng dẫn giải:
Lợi nhuận hàng tháng của nhà sản xuất là:
$f(x) = (120 – x)x – (120 – x)40$ $ = – {x^2} + 160x – 4800.$
Chọn đáp án D.


Câu 13. Một vật chuyển động với vận tốc $v(t)$ (m/s) có gia tốc $v'(t) = \frac{3}{{t + 1}}$ $\left( {m/{s^2}} \right).$ Vận tốc ban đầu của vật là $6$ (m/s). Hỏi vận tốc của vật sau $10$ giây (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
A. $13$ (m/s).
B. $3$ (m/s).
C. $0,43$ (m/s).
D. $5,43$ (m/s).


Hướng dẫn giải:
Ta có: $v(t) = \int {\frac{3}{{t + 1}}} dt$ $ = 3\ln (t + 1) + c.$
Mà $v(0) = 6$ $ \Rightarrow c = 6$ $ \Rightarrow v(t) = 3\ln (t + 1) + 6.$
$v(10) = 3\ln 11 + 6 \approx 13$ (m/s).
Kết quả: $13$ (m/s).
Chọn đáp án A.


Câu 14. Vận tốc của một vật chuyển động là $v(t) = \frac{1}{{2\pi }} + \frac{{\sin (\pi t)}}{\pi }$ (m/s). Tính quãng đường di chuyển của vật đó trong khoảng thời gian $1,5$ giây (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
A. $1,43$ (m/s).
B. $0,43$ (m/s).
C. $0,34$ (m/s).
D. $0,54$ (m/s).


Hướng dẫn giải:
Quãng đường $S = \int_0^{15} {\left[ {\frac{1}{{2\pi }} + \frac{{\sin (\pi t)}}{\pi }} \right]dt} $ $ = \frac{3}{{4\pi }} + \frac{1}{{{\pi ^2}}} \approx 0,34.$
Chọn đáp án C.


Câu 15. Vận tốc của một vật chuyển động là $v(t) = 1,2 + \frac{{{t^2} + 4}}{{t + 3}}$ (m/s). Tính quãng đường di chuyển của vật đó trong khoảng thời gian $4$ giây (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
A. $11,81$ (m/s).
B. $8,89$ (m/s).
C. $10,89$ (m/s).
D. $12,18$ (m/s).


Hướng dẫn giải:
Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian $4$ (s) là:
$S(t) = \int_0^4 {\left( {1,2 + \frac{{{t^2} + 4}}{{t + 3}}} \right)dt} $ $ = \int_0^4 {\left( {t – 1,8 + \frac{{13}}{{t + 3}}} \right)dt} .$
$ = \left. {\frac{1}{2}{{(t – 1,8)}^2}} \right|_0^4$ $ + \left. {13\ln (t + 3)} \right|_0^4$ $ \approx 11,81$ (m).
Chọn đáp án A.


Câu 16. Một xe chở hàng chạy với vận tốc $25$ m/s thì tài xế đạp phanh; từ thời điểm đó, xe chuyển động chậm dần đều với vận tốc $v(t) = – 2t + 25$ (m/s), trong đó $t$ là khoảng thời gian tính bằng giây, kể từ lúc bắt đầu đạp phanh. Hỏi từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn, xe còn di chuyển bao nhiêu mét?
A. $\frac{{625}}{4}$ m.
B. $\frac{{625}}{2}$ m.
C. $2$ m.
D. $\frac{{25}}{2}$ m.


Hướng dẫn giải:
Xe chở hàng còn đi thêm được $\frac{{25}}{2}$ giây.
Quãng đường cần tìm là: $S = \int_0^{\frac{{25}}{2}} {( – 2t + 25)dt} $ $ = \frac{{625}}{4}$ (m).
Chọn đáp án B.


Câu 17. Một ô tô đang chạy với tốc độ $36$ km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều với phương trình vận tốc $v = 10 – 0,5t$ (m/s). Hỏi ô tô chuyển động được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại?
A. $100$ m.
B. $200$ m.
C. $300$ m.
D. $400$ m.


Hướng dẫn giải:
Ta có: ${v_0} = 36$ km/h $=10$ m/s ứng với ${t_0} = 0.$
${v_1} = 10 – 0,5{t_1} = 0$ nên ${t_1} = 20.$
Do đó: quãng đường $S = \int_0^{20} {( – 0,5t + 10)dt = 100} $ (m).
Chọn đáp án A.


Câu 18. Bạn Minh ngồi trên máy bay đi du lịch thế giới với vận tốc chuyển động của máy bay là $v(t) = 3{t^2} + 5$ (m/s). Quãng đường máy bay bay từ giây thứ $4$ đến giây thứ $10$ là:
A. $820$ m.
B. $252$ m.
C. $1134$ m.
D. $966$ m.


Hướng dẫn giải:
Quãng đường máy bay bay từ giây thứ $4$ đến giây thứ $10$ là:
$S = \int_4^{10} {\left( {3{t^2} + 5} \right)dt} $ $ = 966$ m.
Chọn đáp án D.


Câu 19. Một vật chuyển động chậm dần đều với vận tốc $v(t) = 160 – 10t$ (m/s). Quãng đường mà vật chuyển động từ thời điểm $t = 0$ (s) đến thời điểm mà vật dừng lại là:
A. $1028$ m.
B. $1280$ m.
C. $1308$ m.
D. $1380$ m.


Hướng dẫn giải:
Gọi ${t_0}$ là thời điểm vật dừng lại. Ta có $v\left( {{t_0}} \right) = 0.$ Suy ra ${t_0} = 6.$
Vậy $S = \int_0^{16} {(160 – 10t)dt} $ $ = 1280$ (m).
Chọn đáp án A.


Câu 20. Một vật chuyển động với vận tốc thay đổi theo thời gian được tính bởi công thức $v(t) = 3t + 2$ (m/s), thời gian tính theo đơn vị giây, quãng đường vật đi được tính theo đơn vị mét. Biết tại thời điểm $t = 2s$ thì vật đi đến quãng đường là $10$ m. Hỏi tại thời điểm $t = 30s$ thì vật đi được quãng đường là bao nhiêu?
A. $1410$ m.
B. $1140$ m.
C. $300$ m.
D. $240$ m.


Hướng dẫn giải:
Quãng đường tại thời gian $t:$ $S(t) = \int {(3t + 2)dt} $ $ = \frac{3}{2}{t^2} + 2t + C.$
Mà $S(2) = 10$ $ \Rightarrow C = 0$ $ \Rightarrow S(t) = \frac{3}{2}{t^2} + 2t.$
Tại thời điểm $t = 30s$ $ \Rightarrow S(30) = 1410.$
Chọn đáp án A.


Câu 21. Một ô tô xuất phát với vận tốc ${v_1}(t) = 2t – 10.$ Sau khi đi được một khoảng thời gian ${t_1}$ thì bất ngờ gặp chướng ngại vật và đạp phanh gấp với vận tốc ${v_2}(t) = 20 – 4t$ (m/s) và đi thêm một khoảng thời gian ${t_2}$ nữa thì dừng lại. Biết tổng thời gian ${t_1}$ từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại là $4$ (s). Hỏi xe đã đi được quãng đường là bao nhiêu mét?
A. $57$ m.
B. $64$ m.
C. $50$ m.
D. $47$ m.


Hướng dẫn giải:
Đến lúc phanh vận tốc của xe là: $2{t_1} + 10$, đó cũng là vận tốc khởi điểm cho quãng đường đạp phanh; sau khi đi thêm ${t_2}$ thì vận tốc là $0$ nên:
$2{t_1} + 10 = 20 – 4{t_2}$ $ \Leftrightarrow {t_1} + 2{t_2} = 5.$
Lại có ${t_1} + {t_2} = 4$ lập hệ được $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{t_1} = 3s}\\
{{t_2} = 1s}
\end{array}} \right..$
Tổng quãng đường đi được là: $S = \int_0^3 {(2t + 10)dt} $ $ + \int_0^1 {(20 – 4t)dt} = 57$ (m).
Chọn đáp án A.


Câu 22. Một ô tô chạy với vận tốc $20$ m/s thì người lái xe đạp phanh còn được gọi là “thắng”. Sau khi đạp phanh, ô tô chuyển động chậm dần đều với vận tốc $v(t) = – 40t + 20$ (m/s). Trong đó $t$ là khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc bắt đầu đạp phanh. Quãng đường ô tô di chuyển từ lúc đạp phanh đến khi dừng hẳn là bao nhiêu?
A. $2$ m.
B. $3$ m.
C. $4$ m.
D. $5$ m.


Hướng dẫn giải:
Lấy mốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu phanh $(t =0).$
Gọi $T$ là thời điểm ô tô dừng lại. Khi đó vận tốc lúc dừng là $v(T)=0.$
Vậy thời gian từ lúc đạp phanh đến lúc dừng là:
$v(T) = 0$ $ \Leftrightarrow – 40T + 20 = 0$ $ \Leftrightarrow T = \frac{1}{2}.$
Gọi $s(t)$ là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian $T.$
Ta có $v(T) = s'(t)$ suy ra $s(t)$ là nguyên hàm của $v(T).$
Vậy trong $\frac{1}{2}s$ ô tô đi được quãng đường là: $\int_0^{\frac{1}{2}} {( – 40t + 20)dt} = 5$ m.
Chọn đáp án D.


Câu 23. Một vật chuyển động với vận tốc $v(t)$ (m/s) có gia tốc $a(t) = 3{t^2} + t$ $\left( {m/{s^2}} \right).$ Vận tốc ban đầu của vật là $2$ (m/s). Hỏi vận tốc của vật sau $2s$?
A. $10$ m/s.
B. $12$ m/s.
C. $16$ m/s.
D. $8$ m/s.


Hướng dẫn giải:
Ta có $v(t) = \int a (t)dt$ $ = \int {\left( {3{t^2} + t} \right)dt} $ $ = {t^3} + \frac{{{t^2}}}{2} + C.$
Vận tốc ban đầu của vật là $2$ m/s $ \Rightarrow v(0) = 2$ $ \Rightarrow C = 2.$
Vậy vận tốc của vật sau $2s$ là: $v(2)=12$ (m/s).
Chọn đáp án B.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 11

  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Cánh diều
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Chuyên đề học tập Văn Lớp 11 Cánh diều
  • Chuyên đề học tập Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Chuyên đề học tập Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 11 Cánh diều
  • Lý thuyết ngữ văn lớp 11
  • SBT Văn Lớp 11 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • SBT Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 11 Cánh Diều - chi tiết
  • Soạn văn Lớp 11 Cánh Diều - siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo - chi tiết
  • Soạn văn Lớp 11 Kết nối tri thức siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Cánh diều
  • Soạn văn Lớp 11 Cánh diều siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Kết nối tri thức - chi tiết
  • Soạn văn Lớp 11 Kết nối tri thức - siêu ngắn
  • Soạn văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Tác giả tác phẩm lớp 11
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 11 Cánh diều
  • Văn mẫu Lớp 11 Cánh diều
  • Văn mẫu Lớp 11 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 11 Chân trời sáng tạo
  • Môn Vật lí Lớp 11

    Môn Tiếng Anh Lớp 11

  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 Friends Global
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 Global Success
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 Friends Global
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 11 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 11 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 11 friends Global
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 11 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 11 Bright
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 11 English Discovery
  • Lý Thuyết Tiếng Anh Lớp 11
  • SBT Tiếng Anh Lớp 11 Friends Global - Chân trời sáng tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 11 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 11 Friends Global
  • SBT Tiếng Anh Lớp 11 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng Anh Lớp 11 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 11 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 11 English Discovery - Cánh buồm
  • SBT Tiếng anh Lớp 11 Global Success
  • SBT Tiếng Anh 11 Lớp 11 Global Success - Kết nối tri thức
  • SGK Tiếng Anh Lớp 11 Global Success
  • SGK Tiếng Anh 11 Lớp 11 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh 11 Lớp 11 Bright
  • SGK Tiếng Anh 11 Lớp 11 English Discovery
  • SGK Tiếng Anh 11 Lớp 11 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 11 Global Success
  • Tiếng Anh Lớp 11 iLearn Smart Wolrd
  • Tiếng Anh Lớp 11 Friends Global
  • Tiếng Anh Lớp 11 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 11 Bright
  • Môn Hóa học Lớp 11

    Môn Sinh học Lớp 11

    Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm