[Bài tập trắc nghiệm Toán Lớp 7 Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Toán 7 Chân trời sáng tạo
Bài học này tập trung vào việc giới thiệu khái niệm biến cố ngẫu nhiên trong môn Toán lớp 7. Học sinh sẽ được làm quen với các khái niệm cơ bản như không gian mẫu, biến cố, biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cách phân loại các biến cố trong các tình huống thực tế, từ đó hình thành tư duy logic và khả năng phân tích các sự kiện ngẫu nhiên.
2. Kiến thức và kỹ năngSau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ:
Hiểu được khái niệm không gian mẫu: Nắm được tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử ngẫu nhiên. Phân biệt được các loại biến cố: Biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên. Xác định được các biến cố: Nhận diện và mô tả các biến cố trong tình huống cụ thể. Mô tả biến cố bằng ngôn ngữ toán học: Sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ toán học để biểu diễn biến cố. Vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập: Áp dụng các khái niệm vào việc phân tích và giải quyết các bài toán liên quan đến biến cố ngẫu nhiên. 3. Phương pháp tiếp cậnBài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn - thực hành. Đầu tiên, bài học sẽ giới thiệu lý thuyết về biến cố ngẫu nhiên thông qua các ví dụ minh họa dễ hiểu, bao gồm việc ném đồng xu, gieo xúc xắc, rút thăm... Sau đó, học sinh sẽ được thực hành giải quyết các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, giúp củng cố kiến thức và kỹ năng. Bài học sẽ sử dụng hình ảnh, bảng biểu và sơ đồ để minh họa các khái niệm và giúp học sinh dễ dàng tiếp thu.
4. Ứng dụng thực tếKhái niệm biến cố ngẫu nhiên có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày:
Xác suất:
Kiến thức về biến cố ngẫu nhiên là nền tảng để tính toán xác suất các sự kiện.
Quản lý rủi ro:
Phân tích các biến cố có thể xảy ra để đưa ra quyết định tốt hơn.
Lập kế hoạch:
Dự đoán các biến cố có thể ảnh hưởng đến kế hoạch.
Giải quyết vấn đề:
Phân tích các biến cố để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Bài học này là bước khởi đầu quan trọng cho việc học về xác suất thống kê ở các lớp học sau. Nó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu các khái niệm phức tạp hơn về xác suất, thống kê trong tương lai. Các kiến thức và kỹ năng được học trong bài học này sẽ liên kết với các bài học sau về xác suất và thống kê.
6. Hướng dẫn học tậpĐể học tốt bài học này, học sinh nên:
Đọc kỹ lý thuyết:
Hiểu rõ các khái niệm và định nghĩa về biến cố ngẫu nhiên.
Làm các bài tập ví dụ:
Củng cố kiến thức thông qua việc giải quyết các ví dụ minh họa.
Thực hành giải các bài tập:
Áp dụng kiến thức vào các bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Tham khảo tài liệu:
Sử dụng các tài liệu tham khảo khác để tìm hiểu thêm về chủ đề.
Hỏi đáp:
Không ngại đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc bạn bè nếu có thắc mắc.
Làm việc nhóm:
Trao đổi và thảo luận với bạn bè để hiểu rõ hơn về bài học.
Sử dụng đồ thị:
Vẽ sơ đồ, biểu đồ để phân tích các biến cố và xác suất của chúng.
Đề bài
An lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong một túi đựng 3 bi xanh và 2 bi đỏ. Đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
“ An lấy được toàn bi xanh”
-
B.
“ An lấy được bi xanh hoặc bi đỏ”
-
C.
“ An lấy được toàn bi đỏ”
-
D.
“ An lấy được bi có 2 màu khác nhau”
-
A.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000”
-
B.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100”
-
C.
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
-
D.
Cả A và C đều đúng
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện.
Mô tả biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3”
-
A.
{1;2}
-
B.
{0;1;2}
-
C.
{3;4;5;6}
-
D.
{1;2;3}
“ Pari là thủ đô nước Ý” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
“ Bà nội là mẹ của bố em” là
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
“ Một năm có 365 ngày” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10;12;13;15}. Trong các biến cố sau, có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số tự nhiên”
F: “ Số được chọn là số lẻ”
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố ngẫu nhiên?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Có 2 lần nguyệt thực trong năm tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố không thể?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Đội tuyển Bồ Đào Nha vô địch kì World Cup tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Lượng mưa tại Hà Nội năm tới là 2000 mm.
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
Mặt Trời quay quanh Trái Đất
-
B.
Khi gieo đồng xu thì được mặt ngửa
-
C.
Có 9 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
-
D.
Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông
Lời giải và đáp án
An lấy ngẫu nhiên 3 viên bi trong một túi đựng 3 bi xanh và 2 bi đỏ. Đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
“ An lấy được toàn bi xanh”
-
B.
“ An lấy được bi xanh hoặc bi đỏ”
-
C.
“ An lấy được toàn bi đỏ”
-
D.
“ An lấy được bi có 2 màu khác nhau”
Đáp án : B
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố chắc chắn
C. Biến cố ngẫu nhiên
D. Biến cố ngẫu nhiên
-
A.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000”
-
B.
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100”
-
C.
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : C
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 2000” là biến cố ngẫu nhiên
“Nga quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100” là biến cố không thể
“Nga quay vào ô có số điểm là số tròn trăm” là biến cố chắc chắn
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện.
Mô tả biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3”
-
A.
{1;2}
-
B.
{0;1;2}
-
C.
{3;4;5;6}
-
D.
{1;2;3}
Đáp án : D
Các mặt có số chấm không vượt quá 3 là mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm
Biến cố: “ Xuất hiện mặt có số chấm không vượt quá 3” được mô tả là: {1;2;3}
“ Pari là thủ đô nước Ý” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : C
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Pari là thủ đô nước Pháp nên sự kiện “ Pari là thủ đô nước Ý” không thể xảy ra.
“ Bà nội là mẹ của bố em” là
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : B
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
“Bà nội là mẹ của bố em” là điều chắc chắn nên đây là biến cố chắc chắn
“ Một năm có 365 ngày” là:
-
A.
Biến cố ngẫu nhiên
-
B.
Biến cố chắc chắn
-
C.
Biến cố không thể
-
D.
Không phải là biến cố
Đáp án : A
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố .
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
“ Một năm có 365 ngày” là biến cố ngẫu nhiên vì một năm có thể có 365 ngày hoặc 366 ngày.
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10;12;13;15}. Trong các biến cố sau, có bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?
A: “ Số được chọn là số nguyên tố”
B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”
C: “ Số được chọn là số chính phương”
D: “ Số được chọn là số chẵn”
E: “ Số được chọn là số tự nhiên”
F: “ Số được chọn là số lẻ”
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
1
Đáp án : A
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Chú ý: Số chính phương là bình phương của một số tự nhiên
A. Biến cố ngẫu nhiên
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể vì trong tập hợp đã cho không có số chính phương
D. Biến cố ngẫu nhiên
E. Biến cố chắc chắn
F. Biến cố ngẫu nhiên
Vậy có 4 biến cố ngẫu nhiên
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố ngẫu nhiên?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Có 2 lần nguyệt thực trong năm tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á
Đáp án : B
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
A. Biến cố chắc chắn
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể
D. Biến cố chắc chắn
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố không thể?
-
A.
Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 8.
-
B.
Đội tuyển Bồ Đào Nha vô địch kì World Cup tới
-
C.
Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 16.
-
D.
Lượng mưa tại Hà Nội năm tới là 2000 mm.
Đáp án : C
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
A. Biến cố chắc chắn
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố không thể (Vì khi gieo 1 con xúc xắc, số chấm nhiều nhất đạt được là 6 chấm nên tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc nhiều nhất đạt được là 12 chấm. Do đó không thể là 16 chấm.
D. Biến cố ngẫu nhiên
Trong các sự kiện, hiện tượng sau, đâu là biến cố chắc chắn?
-
A.
Mặt Trời quay quanh Trái Đất
-
B.
Khi gieo đồng xu thì được mặt ngửa
-
C.
Có 9 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
-
D.
Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông
Đáp án : D
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
A. Biến cố không thể
B. Biến cố ngẫu nhiên
C. Biến cố ngẫu nhiên
D. Mặt Trời luôn mọc ở phía Đông nên sự kiện “Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Đông.” Luôn xảy ra nên là biến cố chắc chắn.