[Toán nâng cao lớp 5] Dạng toán Vật chuyển động có chiều dài đáng kể lớp 5 - Toán nâng cao
Hướng dẫn học bài: Dạng toán Vật chuyển động có chiều dài đáng kể lớp 5 - Toán nâng cao - Môn Toán học lớp 5 Lớp 5. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Toán nâng cao lớp 5 Lớp 5' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Một người đứng ở chỗ chắn đường tàu hỏa nhìn thấy đoàn tàu hỏa chạy ngang qua hết 20 giây. Cũng với vận tốc đó, đoàn tàu chạy qua một cây cầu dài 450 m hết 65 giây. Tính chiều dài đoàn tàu và vận tốc của tàu.
Khi tàu chạy qua một người đang đứng trong 20 giây thì tàu chạy được một quãng đường bằng chiều dài của tàu.
Khi tàu chạy qua cái cầu dài 450m hết 65 giây thì tàu chạy được một quãng đường bằng chiều dài tàu cộng với 450 m.
Thời gian tàu chạy quãng đường 450 m là
65- 20 = 45 (giây)
Vận tốc của tàu là
450 : 45 = 10 (m/giây)
Chiều dài đoàn tàu là
10 x 20 = 200 (m)
Đáp số: 200m
10m/giây
Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.
Đổi 1 phút = 60 giây
Thời gian để đoàn tàu đi 260 m là
60 – 8 = 52 (giây)
Vận tốc của tàu là
260 : 52 = 5 (m/giây)
Chiều dài của tàu là
8 x 5 = 40 (m)
Đáp số: 5m/giây
40m
Một xe lửa dài 120m chạy qua một đường hầm với vận tốc 48km/giờ. Từ lúc đầu tàu chui vào đường hầm cho tới lúc toa cuối cùng ra khỏi đường hầm mất 8 phút 12 giây. Hỏi đường hầm dài bao nhiêu?
- Đổi 8 phút 12 giây sang đơn vị là giây
- Đổi 48km/giờ sang đơn vị m/giây
- Độ dài quãng đường xe lửa đi = v x t
- Chiều dài hầm = Độ dài quãng đường xe lửa đi - chiều dài xe lửa
Đổi: 8 phút 12 giây = 492 (giây)
48km/giờ = $\frac{40}{3}$ m/giây
Quãng đường xe lửa đi được là
$\frac{40}{3}\times 492=6560$ (m)
Chiều dài của đường hầm là
6560 – 120 = 6440 (m)
Đáp số: 6440 m
Một đoàn tàu hỏa chạy qua đường hầm xuyên qua núi với vận tốc 40km/giờ hết 9 phút. Hỏi đường hầm đó dài bao nhiêu mét, biết rằng đoàn tàu dài 120m.
40 km = 40000 m ; 1 giờ = 60 phút
Vận tốc tính bằng m/phút của đoàn tàu là
40000 : 60 = $\frac{{2000}}{3}$ (m/phút)
Quãng đường tàu hỏa đi được trong 9 phút là
$\frac{{2000}}{3} \times 9 = 6000$ (m)
Chiều dài của đường hầm là
6000 – 120 = 5880 (m)
Đáp số: 5880m
Một tàu hỏa qua cầu với vận tốc 27 km/giờ; từ lúc đầu tàu lên cầu đến lúc toa cuối ra khỏi cầu 1 phút 15 giây. Hỏi cầu dài bao nhiêu mét ? Biết tàu hỏa dài 85 m.
Đổi 1 phút 15 giây = 75 giây
27 km = 27000m ; 1 giờ = 3600 giây
Vận tốc tính bằng m/giây của tàu hỏa là
27000 : 3600 = 7,5 (m/giây)
Quãng đường tàu hỏa đi được trong 75 giây là
7,5 x 75 = 562,5 (m)
Độ dài của cầu là
562,5 – 85 = 477,5 (m)
Đáp số: 477,5 m
Một tàu hỏa dài 80 m chui qua một đường hầm dài 300m. Từ lúc tàu bắt đầu chui vào hầm đến lúc toa cuối ra khỏi hầm hết 38 giây. Tìm vận tốc tàu hỏa lúc qua hầm.
- Quãng đường tàu hỏa đi được trong 38 giây = Chiều dài hầm + chiều dài tàu
- Vận tốc của tàu hỏa lúc qua hầm = quãng đường : thời gian
Trong 30 giây tàu hỏa đã đi được quãng đường là
300 + 80 = 380 (m)
Vận tốc của tàu hỏa lúc qua hầm là
380 : 38 = 10 (m/giây)
Đáp số: 10m/giây
Một đoàn tàu hỏa chạy qua một cột điện hết 8 giây. Tính chiều dài của đoàn tàu hỏa đó, biết đoàn tàu chạy với vận tốc 54 km/giờ.
Áp dụng công thức: l = v x t
Đổi: 54 km/giờ = 15 m/giây
Chiều dài của đoàn tàu hỏa là
15 x 8 = 120 (m)
Đáp số: 120 m