[Bài tập trắc nghiệm Hóa Lớp 10 Chân trời sáng tạo] Trắc nghiệm hóa 10 bài 14 chân trời sáng tạo có đáp án
Hướng dẫn học bài: Trắc nghiệm hóa 10 bài 14 chân trời sáng tạo có đáp án - Môn Hóa học Lớp 10 Lớp 10. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài tập trắc nghiệm Hóa Lớp 10 Chân trời sáng tạo Lớp 10' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Đề bài
Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _f}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxi theo phản ứng sau:
3O2(g) (oxygen) → 2O3 (g) (ozone)
Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của ozone (kJ/mol) có giá trị là
142,4
284,8
-142,4
-284,8
Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene:
H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)
Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ/mol)
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ/mol)
C=C
C2H4
612
C-C
C2H6
346
C-H
C2H4
418
C-H
C2H6
418
H-H
H2
436
Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
134
-134
478
284
Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ∆H = -572 kJ
Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng
tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ
thu vào nhiệt lượng 286 kJ
tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ
thu vào nhiệt lượng 572 kJ
Cho phương trình phản ứng
Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r) ∆H = -210 kJ
và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên
Các phát biểu đúng là
(1) và (3)
(2) và (4)
(1), (2) và (4)
(1), (3) và (4)
Lời giải và đáp án
Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _f}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4
tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
Đáp án : C
Áp dụng công thức:
\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)
\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)
= 9,16 - 2.33,18 = -57,2 kJ/mol < 0
=> Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2
Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxi theo phản ứng sau:
3O2(g) (oxygen) → 2O3 (g) (ozone)
Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của ozone (kJ/mol) có giá trị là
142,4
284,8
-142,4
-284,8
Đáp án : A
- Tính số mol O3
- Tính: \({\Delta _r}H_{298}^o\)
- \({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)
Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene:
H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)
Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ/mol)
Liên kết
Phân tử
Eb (kJ/mol)
C=C
C2H4
612
C-C
C2H6
346
C-H
C2H4
418
C-H
C2H6
418
H-H
H2
436
Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
134
-134
478
284
Đáp án : B
\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{E_b}} (cd) - \sum {{E_b}} (sp)\)
\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{E_b}} (cd) - \sum {{E_b}} (sp)\)
= EC2H4 + EH2 – EC2H6 = EC=C + 4.EC-H + EH-H – EC-C – 6.EC-H
= 612 + 4.418 + 436 – 346 – 6.418 = -134
Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ∆H = -572 kJ
Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng
tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ
thu vào nhiệt lượng 286 kJ
tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ
thu vào nhiệt lượng 572 kJ
Đáp án : A
∆H < 0: Phản ứng tỏa nhiệt
∆H > 0: Phản ứng thu nhiệt
- Ta có ∆H < 0
=> Phản ứng tỏa nhiệt
- Nhiệt hình thành là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi hình thành 1 mol chất sản phẩm
=> Phản ứng hình thành 1 mol H2O tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ
Cho phương trình phản ứng
Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r) ∆H = -210 kJ
và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên
Các phát biểu đúng là
(1) và (3)
(2) và (4)
(1), (2) và (4)
(1), (3) và (4)
Đáp án : C
Phát biểu (3) sai: Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là: -210.3,84/64 = -12,6 kJ