[Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7] Công dụng của dấu chấm lửng
Hướng dẫn học bài: Công dụng của dấu chấm lửng - Môn Ngữ văn Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7 Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Dấu chấm lửng có tác dụng gì?
- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là …
- Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:
+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.
+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.
+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.
+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.
Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…
=> Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.
Ví dụ 2: Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…
=> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.