[SGK Toán Lớp 9 Chân trời sáng tạo] Lý thuyết Hàm số y = ax² (a ≠ 0) Toán 9 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn học bài: Lý thuyết Hàm số y = ax² (a ≠ 0) Toán 9 Chân trời sáng tạo - Môn Toán học Lớp 9 Lớp 9. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Toán Lớp 9 Chân trời sáng tạo Lớp 9' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\)

hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\) xác định với mọi giá trị x thuộc \(\mathbb{r}\).

ví dụ: hàm số \(y = 2{x^2},y =  - \frac{3}{2}{x^2}\) là các hàm số có dạng \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\).

2. bảng giá trị của hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\)

để lập bảng giá trị của hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\), ta lần lượt cho x nhận các giá trị \({x_1},{x_2},{x_3},...\) (\({x_1},{x_2},{x_3},...\) tăng dần) và tính các giá trị tương ứng của y rồi ghi vào bảng sau:

ví dụ: bảng giá trị của hàm số \(y = {x^2}\):

nhận xét: với hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\), ta có:

- nếu \(a > 0\) thì \(y > 0\) với mọi \(x \ne 0\); \(y = 0\) khi \(x = 0\).

- nếu \(a < 0\) thì \(y < 0\) với mọi \(x \ne 0\); \(y = 0\) khi \(x = 0\).

3. đồ thị của hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\)

cách vẽ đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\)

- lập bảng giá trị của hàm số với một số giá trị của x (thường lấy 5 giá trị gồm 0 và hai cặp giá trị đối nhau).

- trên mặt phẳng tọa độ oxy, đánh dấu các điểm \(\left( {x;y} \right)\) trong bảng giá trị (gồm điểm \(\left( {0;0} \right)\) và hai cặp điểm đối xứng nhau qua trục oy).

- vẽ đường parabol đi qua các điểm vừa được đánh dấu.

ví dụ: vẽ đồ thị của hàm số \(y = {x^2}\).

bảng giá trị của hàm số:

biểu diễn các điểm \(\left( { - 2;4} \right)\), \(\left( { - 1;1} \right)\), \(\left( {0;0} \right)\), \(\left( {1;1} \right)\), \(\left( {2;4} \right)\) trên mặt phẳng tọa độ oxy và nối chúng lại với nhau, ta được đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) như hình vẽ sau:

nhận xét

vì đồ thị của hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\) luôn đi qua gốc tọa độ o và nhận trục oy làm trục đối xứng nên khi vẽ đồ thị hàm số, ta chỉ cần tìm một số điểm bên phải trục oy rồi lấy các điểm đối xứng với chúng qua trục oy.

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 9

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm