[SGK Âm nhạc Lớp 8 Chân trời sáng tạo] Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh trang 53 SGK Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn học bài: Thường thức âm nhạc: Dân ca quan họ Bắc Ninh trang 53 SGK Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo - Môn Âm nhạc Lớp 8 Lớp 8. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK Âm nhạc Lớp 8 Chân trời sáng tạo Lớp 8' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Câu 1
Hãy nêu nét chính về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu thông tin SGK
Lời giải chi tiết:
- Quan họ là thể loại dân ca nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng, bắt nguồn từ tục kết chạ (kết làm anh em) của các làng chài hai bên bờ sông Cầu chảy qua khu vực hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
- Hát quan họ thường được tổ chức vào mùa xuân với nhiều hình thức hát khác nhau, đối đáp giữa hai bên nam nữ (liền anh, liền chị).
- Giai điệu trong các bài hát Quan họ thường nhiều luyến láy, rất tinh tế, thiên về tính chất trữ tình.
Câu 2
Kể tên một số làn điệu, bài bản quan họ phổ biến.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu tên các bài quan họ
Lời giải chi tiết:
Một số làn điệu, bài bản quan họ phổ biến: La rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió mát trăng thanh, tứ quý...