[SGK GDCD Lớp 7 chân trời sáng tạo] Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ GDCD 7 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn học bài: Lý thuyết Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ GDCD 7 Chân trời sáng tạo - Môn GDCD Lớp 7 Lớp 7. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SGK GDCD Lớp 7 chân trời sáng tạo Lớp 7' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Khái niệm về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.
- Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.
- Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
2. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua:
- Hành động cụ thể như việc giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ và cảm nhận và có những hành động thiết thực.
- Thể hiện qua lời nói động viên, an ủi, cổ vũ, khích lệ,…
- Thể hiện qua ánh mắt, nụ cười,…
3. Ý nghĩa.
- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống.
- Giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn.
- Người nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, có thêm ý chí để bước tiếp.
- Người cho đi sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng.
4. Rèn luyện, duy trì sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ cần:
- Biết quan sát, lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người khác.
- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn
- Cần chủ động quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Luôn chủ động động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện
- Phê phán những bạn có thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.