[SBT Địa lí Lớp 12 Chân trời sáng tạo] Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn học bài: Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo - Môn Địa lí Lớp 12 Lớp 12. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'SBT Địa lí Lớp 12 Chân trời sáng tạo Lớp 12' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Câu 1 1
Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 1 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở nước ta là
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Nam Trung Bộ
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Nam Bộ, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.
Câu 1 2
Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 2 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là
A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tây Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là Đông Bắc do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình.
Câu 1 3
Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 3 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Hệ sinh thái nào dưới đây không xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa?
A. Rừng thưa nhiệt đới khô.
B. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng ngập mặn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng ngập mặn, rừng tràm, xavan, cây bụi gai,… là những hệ sinh thái xuất hiện ở đai nhiệt đới gió mùa.
Câu 1 4
Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 4 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có mùa khô, mùa mưa đối lập nhau do tác động của
A. gió mùa và vị trí địa lí.
B. địa hình và gió mùa.
C. hướng núi và vị trí địa lí.
D. vị trí địa lí và độ cao địa hình.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có mùa khô, mùa mưa đối lập nhau do tác động của địa hình và gió mùa.
Câu 1 5
Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Trả lời câu hỏi 5 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Ý nào dưới đây đúng về sự phân hoá của sinh vật theo độ cao ở nước ta?
A. Từ 1 700 m trở lên, rừng cận nhiệt đới phát triển mạnh.
B. Trên 2.000 m chỉ có đồng cỏ núi cao.
C. Trên 1 700 m, rừng phát triển kém.
D. Từ 2 800 m trở lên, thực vật không phát triển
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Dưới 1700 m là rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; động vật tiêu biểu là các loài thú có lông. Trên 1700 m rừng phát triển kém; có các loài chim di cư.
Câu 2
Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 18 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Thiên nhiên phân hoá trong không gian giúp nước ta phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, với nhiều .............. có giá trị cao, đặc trưng theo từng ..............; đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là căn cứ để ............. môn hoá sản xuất dựa trên ............. của mỗi vùng.
Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên gây khó khăn đến sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng có thiên tai khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế, vì vậy đòi hỏi các vùng cần ............. khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên phân hoá trong không gian giúp nước ta phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, với nhiều sản phẩm có giá trị cao, đặc trưng theo từng vùng, miền; đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu trong nước và ngoài nước. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên là căn cứ để quy hoạch, định hướng chuyên môn hoá sản xuất dựa trên thế mạnh của mỗi vùng.
Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên gây khó khăn đến sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng có thiên tai khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế, vì vậy đòi hỏi các vùng cần liên kết khi tổ chức lãnh thổ sản xuất.
Câu 3
Trả lời câu hỏi Câu 3 trang 19 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đến phát triển kinh tế – xã hội
Ảnh hưởng |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Vùng biển và thềm lục địa |
................................................... ................................................... |
................................................... ................................................... |
Vùng đồng bằng |
................................................... |
................................................... |
Vùng đồi núi |
................................................... |
................................................... |
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng |
Thuận lợi |
Khó khăn |
Vùng biển và thềm lục địa |
Phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt hải sản, du lịch, tài nguyên khoáng ản biển, … |
Bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên tai như bão, sóng thần. |
Vùng đồng bằng |
Phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. |
Dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vào mùa mưa. |
Vùng đồi núi |
Phát triển lâm nghiệp, trồng rừng. Xây dựng các nhà máy thủy điện. Phát triển du lịch sinh thái. Khai thác các loại khoáng sản như than, sắt. |
Giao thông khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế - xã hội. Dễ xảy ra sạt lở đất, đặc biệt vào mùa mưa. |