[Giải Toán 12 Chân Trời Sáng Tạo] Giải Bài Tập Toán 12 CTST Bài 3 Chương 1 Đường Tiệm Cận Của Đồ Thị Hàm Số

{"metatitle":"Giải bài tập BCEGI | Học tốt mọi môn","metadescription":"Hướng dẫn chi tiết cách giải bài tập FABHE với phương pháp dễ hiểu và đầy đủ. Tài liệu học tập giúp học sinh nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài."}

Phương pháp:

*  Đường thẳng $x = {x_0}$ được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu ít nhất một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn:

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) =  + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) =  – \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ – } f(x) =  + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ – } f(x) =  – \infty $.

 

*  Đường thẳng $y = {y_0}$ được gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu $\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) = {y_0}$ hoặc $\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f(x) = {y_0}$.

 

* Đường thẳng $y = ax + b$ $(a \ne 0)$ gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y = f(x)$ nếu $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) – (ax + b)} \right] = 0$ hoặc $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {f(x) – (ax + b)} \right] = 0$

Câu 1. Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số sau:

a) $y = \frac{{4x – 5}}{{2x – 3}}$

b) $y = \frac{{ – 2x + 7}}{{4x – 3}}$

c) $y = \frac{{5x}}{{3x – 7}}$.

Lời giải

a) $y = \frac{{4x – 5}}{{2x – 3}}$
Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{3}{2}} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{2}} \right)}^ + }} y = – \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{2}} \right)}^ – }} y = + \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = \frac{3}{2}$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \frac{4}{2} = 2$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = \frac{4}{2} = 2$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = 2$.

b) $y = \frac{{ – 2x + 7}}{{4x – 3}}$

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{3}{4}} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = \frac{3}{4}$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \frac{{ – 2}}{4} = – \frac{1}{2}$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = \frac{{ – 2}}{4} = – \frac{1}{2}$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = – \frac{1}{2}$.

c) $y = \frac{{5x}}{{3x – 7}}$.

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{7}{3}} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{7}{3}} \right)}^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{7}{3}} \right)}^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = \frac{7}{3}$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \frac{5}{3}$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = \frac{5}{3}$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = \frac{5}{3}$.

Câu 2. Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số sau:

a) $y = \frac{{{x^2} + 2}}{{2x – 4}}$

b) $y = \frac{{2{x^2} – 3x – 6}}{{x + 2}}$

c) $y = \frac{{2{x^2} + 9x + 11}}{{2x + 5}}$.

Lời giải

a) $y = \frac{{{x^2} + 2}}{{2x – 4}} = \frac{1}{2}x + 1 + \frac{6}{{2x – 4}}$
Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 2 \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 2$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {\frac{1}{2}x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{6}{{2x – 4}} = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {y – \left( {\frac{1}{2}x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{6}{{2x – 4}} = 0$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là $y = \frac{1}{2}x + 1$.

b) $y = \frac{{2{x^2} – 3x – 6}}{{x + 2}} = 2x – 7 + \frac{8}{{x + 2}}$
Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – 2} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = – 2$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {2x – 7} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{8}{{x + 2}} = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {y – \left( {2x – 7} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{8}{{x + 2}} = 0$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là $y = 2x – 7$.

c) $y = \frac{{2{x^2} + 9x + 11}}{{2x + 5}} = x + 2 + \frac{1}{{2x + 5}}$.

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \frac{5}{2}} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{5}{2}} \right)}^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{5}{2}} \right)}^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = – \frac{5}{2}$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {x + 2} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{2x + 5}} = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {y – \left( {x + 2} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{1}{{2x + 5}} = 0$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là $y = x + 2$.

Câu 3. Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số sau:

a) $y = \frac{{2x – 3}}{{5{x^2} – 15x + 10}}$

b) $y = \frac{{{x^2} + x – 1}}{x}$

 

c) $y = \frac{{16{x^2} – 8x}}{{16{x^2} + 1}}$

Hình 12

Lời giải

a) $y = \frac{{2x – 3}}{{5{x^2} – 15x + 10}}$

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {1;2} \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 1$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} y = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} y = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 2$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = 0$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = 0$.

b) $y = \frac{{{x^2} + x – 1}}{x} = x + 1 – \frac{1}{x}$

Tập xác định: $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} y = – \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} y = + \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $x = 0$.

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {y – \left( {x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ – 1}}{x} = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {y – \left( {x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – 1}}{x} = 0$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là $y = x + 1$.

c) $y = \frac{{16{x^2} – 8x}}{{16{x^2} + 1}}$

Tập xác định: $D = \mathbb{R}$

* $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \frac{{16}}{{16}} = 1$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = \frac{{16}}{{16}} = 1$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = 1$.

Câu 4. Nồng độ oxygen trong hồ theo thời gian $t$ cho bởi công thức $y\left( t \right) = 5 – \frac{{15t}}{{9{t^2} + 1}}$, với $y$ được tính theo $mg/l$ và $t$ được tính theo giờ, $t \geqslant 0$. Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số $y\left( t \right)$. Từ đó, có nhận xét gì về nồng độ oxygen trong hồ khi thời gian $t$ trở nên rất lớn?

(Theo: www.researchgate.net/publication/264903978_Microrespirometric_ characterization_of_activated_sludge_inhibition_by_copper_and_zinc)

Lời giải

$y\left( t \right) = 5 – \frac{{15t}}{{9{t^2} + 1}}$

$\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \left[ {5 – \frac{{15t}}{{9{t^2} + 1}}} \right] = \mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \frac{{45{t^2} – 15t + 5}}{{9{t^2} + 1}} = \frac{{45}}{9} = 5$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số là $y = 5$.

Nhận xét: Khi thời gian $t$ trở nên rất lớn thì nồng độ oxygen trong hồ gần bằng ${\text{5}}\,{\text{mg}}/l$ hay nói cách khác thời gian càng lớn thì nồng độ oxygen trong hồ ổn định gần bằng ${\text{5}}\,{\text{mg}}/l$

Câu 5. Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số khối lượng hạt $m\left( v \right) = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 – \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}$ trong (trang 19).

Lời giải

* $\mathop {\lim }\limits_{v \to {c^ + }} m(v) = + \infty $; $\mathop {\lim }\limits_{v \to {c^ – }} m(v) = – \infty $

$ \Rightarrow $ Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là $v = 1$.

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm